Lỗi hệ thống, bug hay nâng cấp phần mềm là công việc thường nhật của các dev hay lập trình viên. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm phần mềm được phát hành bởi một công ty công nghệ bắt buộc phải hoàn thiện trước khi “trình làng” với người dùng để xác định tính chuyên nghiệp đồng thời tiết kiệm chi phí sau này, do đó, Unit Test trở thành trợ thủ đắc lực, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Định nghĩa dễ hiểu về Unit Test là gì

Đầu tiên, để hiểu được “Unit Test là gì”, bạn cần xác định được nó là bao gồm một quy trình và không phải là công cụ hoạt động đơn lẻ. Quy trình Unit Testing gọi là kiểm thử và thực hiện trước các bước khác của tiến trình sản xuất phần mềm.

Unit Test là gì và quy trình kiểm thử
Unit Test là gì và quy trình kiểm thử

Unit Test là công việc hằng ngày của Tester, Dev hay QA. Nó được gọi với cái tên mỹ miều là “kiểm thử phần mềm”, tuy nhiên, tester thường gọi là Unit Test. Hoạt động này sẽ phân tác, khoanh vùng từng đơn vị (Unit) để kiểm tra từng đơn vị cũng như xem xét chức năng có hoạt động được như mục tiêu ban đầu đề ra hay không.

Về phương pháp triển khai, Unit testing hoạt động bằng phương thức dùng hộp trắng, hay còn gọi là White box test, bạn có thể hiểu trong một phần mềm nó có chứa hàng chục đến hàng trăm mã code, đơn vị hay tập lệnh. Chức năng của Unit Test là mổ xẻ thành từng đơn vị nhỏ, “giam” chúng vào hộp trắng và kiểm tra dưới mọi loại kịch bản tình huống.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, các bài Unit Test đều phải được bóc tách riêng lẻ để thực hiện đối với từng đơn vị, để đảm bảo chúng độc lập và không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc bởi các yếu tố ngoại vi. 

Lợi ích sử dụng Unit test

Phát hiện sớm các mã lỗi

Đây là điều được ưu tiên trong lĩnh vực thiết kế phần mềm. Các mã lỗi có thể gây cản trở hoạt động của phần mềm về lâu dài, trở thành ám ảnh của tất cả các lập trình viên. Giả sử nếu không biết sớm các mã lỗi, sau khi đưa vào giai đoạn hoàn thiện và sản xuất mà xảy ra lỗi, nó sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy:

  • Một lỗ hổng bug sẽ kéo theo lỗi của tất cả các phần khác.
  • Chi phí bị tăng cao bởi muốn gỡ một lỗi phải tháo toàn hệ thống.
  • Gây sự trải nghiệm tiêu cực đối với người dùng.
  • Ảnh hưởng đến doanh thu và độ uy tín của một thương hiệu và đối tác đi cùng.
Bug thường xuyên xảy ra trong các phần mềm
Bug thường xuyên xảy ra trong các phần mềm

Bug là tiền đề và căn cơ gây ra lỗ hổng phần mềm, đa phần nó có thể sinh ra trong giai đoạn lập trình hoặc sau một thời gian dài vận hành, các mã mới sinh ra bug, đặc biệt trong các phần mềm tài chính, nếu có bug sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của người sử dụng. Do đó, việc phát hiện sớm mã lỗi rất quan trọng.

Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng đến các mã code khác, bao gồm lỗi đến từ trước và trong quá trình tạo và nâng cấp code.

Hỗ trợ bàn giao thông tin phần mềm cho bên thứ 3

Trong quá trình hoạt động và phát triển của phần mềm, ít nhất từ giai đoạn từ 3 tháng đầu cho đến một năm hoạt động, các phần mềm luôn phải được sửa lỗi, nâng cấp và cải tiến theo phản hồi của người dùng. Do đó, bạn cần phải lưu trữ các thông tin liên quan đến phần mềm.

Bên cạnh đó, việc các công ty không có đội ngũ inhouse mà phải thuê outsource thì các thông tin liên quan đến phần mềm đã mua đó rất quan trọng cho sự cải tiến sau này, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thông qua Unit Test, các tester hay dev sẽ lưu một bản mềm và bản cứng về các thông tin của hệ thống phần mềm ở bất cứ đâu như trên cloud, ổ đĩa,… Mục đích nhằm tạo điều kiện cho nhà phân phối, nhà đầu tư và các bộ phận liên quan sau này tìm hiểu chức năng, đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận API (giao diện) của đơn vị/ phần mềm đó.

Tạo quy trình hoạt động chuyên nghiệp

Thay vì phải chắp vá, sửa lỗi trong quá trình mã hóa khiến tiến độ trở nên trì trệ và lộn xộn, ảnh hưởng đến các bộ phận kỹ thuật khác trong quá trình hoàn thiện sản phẩm công nghệ, Unit Test sẽ phát huy tác dụng bởi đã lưu trữ sẵn cấu trúc của toàn bộ code cũ và thiết kế, như vậy, nếu bạn muốn thay đổi từ thiết kế hay cải thiện code và tránh rủi ro thì chỉ cần tái hiện lại cấu trúc.

Thêm nữa, việc tái hiện lại cấu trúc và xác định được những vấn đề của code và thiết kế ngay từ đầu sẽ có lợi hơn trong những quy trình tiếp theo.

Dễ dàng review và cải tạo code

Một sự thật rất trần chính là không phải phần mềm nào cũng hoàn hảo ở lần thử đầu tiên và không phải lập trình viên nào cũng code thành công ở mã đầu. Ở những mã code đầu sẽ là mã sơ khai nhất để lập trình viên biết được code nào phù hợp và thiết kế ra sao để có thể theo lộ trình ý tưởng ban đầu đã đề ra.

Do đó, giải pháp tối ưu nhất là Unit Testing để xác định “điểm đau” có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh trước khi code được gửi qua quy trình Integer Testing. Code sẽ được cải thiện khi bạn nghĩ ra tất cả các loại bài Unit Testing và áp dụng kiểm thử phần tử.

Xác minh danh tính và tạo cơ hội cho những thay đổi nâng cấp

Unit Test cho phép các đơn vị phát triển, đơn vị thứ ba mua lại phần mềm hay chính các Dev review lại sản phẩm có thể phát triển và nâng cấp code trong quá trình vận hành.

Nguyên lý hoạt động của Unit Test là phát hiện mọi biến số có thể xảy ra trước khi sản phẩm được kiểm tích hợp bao gồm cả lỗi và tương lai vận hành của sản phẩm cũng không ngoại lệ. Nó có thể dự toán được tất cả những thay đổi có thể xảy ra nếu các mã code về sau bị thay đổi khác đi so với kế hoạch sơ khai, sau đó đưa ra giải pháp hợp lý để làm giảm các biến số ở các tính năng mới thay đổi.

Bên cạnh đó, vì có thể “vạch lá tìm sâu” nên Unit Test có thể lưu trữ sự chính xác của mỗi Unit, nhờ vậy mà quá trình kiểm thử sau những lần thay đổi trong tương lai có thể rút ngắn quy trình phân tách và xác minh tính chính xác của từng Unit.

Unit Test hoạt động dưới hình thức nào

Mỗi bước trong các bài Unit Test có thể thực hiện thông qua 2 hình thức: Thủ công và tự động.

Nếu bạn đang tiết kiệm chi phí, chỉ tập luyện thiết kế và phát triển phần mềm, bạn có thể làm các bài Unit Test hoàn toàn thủ công và cho ra kết quả cũng tương tự.

Đối với các doanh nghiệp và tập đoàn phát triển phần mềm, việc vận dụng thủ công sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và thậm chí có thể xảy ra rủi ro khi các “máy chạy bằng cơm” hết công suất. Do đó, hầu như các đơn vị này đều sử dụng quy trình kiểm thử tự động bằng cách dùng phương pháp White box test như đã nhắc ở trên.

Thủ pháp White box test trong Unit Testing
Thủ pháp White box test trong Unit Testing

Các bước tạo Unit test cơ bản để ứng dụng trong phát triển phần mềm

Để có thể quản trị và kiểm định được các sản phẩm phần mềm không mắc sai sót, bạn cần phải chắc chắn chúng đã đi đúng quy trình từng bước kiểm thử hay chưa, do đó, việc nắm chắc quy trình từng bước của Unit Test là gì rất quan trọng. Sau đây là quy trình cơ bản của bước đầu tiên trong hệ thống hoàn chỉnh sản phẩm:

Lên kế hoạch cho các bài Unit Test

Một hệ thống hay một quy trình làm việc muốn mượt mà và đúng deadline giao nộp thì cần ấn định rõ từng đầu việc chi tiết, từng hạng mục theo các mốc thời gian và các việc cần làm trong một bản kế hoạch.

Lưu ý, bản kế hoạch này nên thực hiện online, có sự tương tác giữa các bộ phận và đặc biệt là phải gọn gàng, dễ nắm bắt cũng như theo dõi tiến độ.

Kịch bản Unit Test

Chắc chắn rằng, muốn kiểm thử cái gì trong phần mềm bạn cũng phải nghĩ ra trước mọi biến số có thể và đưa ra kịch bản test. Nó giống như cho hệ thống biết mục đích bạn đang muốn hướng đến là gì, bởi máy học không thể tự hiểu ý nghĩ của nhân loại được.

Tiến hành kiểm thử Unit

Các đầu việc hạng mục ở bước này đều thuộc chuyên môn của Tester, bao gồm test lệnh và test các mã code để xem chất lượng, thay đổi và rủi ro tương lai gần.

Viết báo cáo tóm tắt sau Unit Test

Bước này đòi hỏi bạn phải biết khái quát lại toàn bộ vấn đề, liệt kê tất cả các cấu trúc của mỗi Unit và tóm tắt lại các lỗi, nếu có. Đồng thời, quản trị và lưu trữ toàn bộ dữ liệu của phần mềm sau test rất quan trọng cho sự phát triển về sau.

Sửa lại code

Sau khi đã test và trả về một bản báo cáo toàn bộ về mỗi Unit, dev sẽ tiến hành sửa mã code sao cho phù hợp với kế hoạch ban đầu và chức năng hướng đến của sản phẩm.

Hết một quy trình kiểm thử đầu tiên, sẽ chuyển sang quy trình kiểm thử Integer.

Lời kết

Như bạn thấy đó, để sản xuất một phần mềm và đưa và thị trường phải qua rất nhiều giai đoạn, quan trọng nhất là giai đoạn mở đầu. Do đó, Unit Test là bước cực kỳ cần thiết và cần phải được tập trung cao độ. Qua bài viết hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn và tự trả lời được câu hỏi “Unit Test là gì?”.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96