(Post 12/06/2008) Những bí mật về thầy Duy vẫn chỉ là những bí mật, dường như xung quanh thầy luôn có một màn sương mù bí mật bao phủ. Học trò ở FPT-Aptech kháo nhau về thầy như thế – một người thầy quan tâm tới sinh viên, hòa đồng và đẹp trai!

Học trò khoái thầy, bởi thầy biến những môn học khô khan, toàn chữ và số thành một câu chuyện hài hước, một bài học nhẹ nhàng qua những ví dụ thực tế, hay ho, vui nhộn và phong cách riêng made in DuyDT. Học trò thích thầy bởi câu trả lời không giống ai khi bị hỏi về đời tư. Mà rốt cục, học trò vẫn chưa biết được bí mật cần bật mí đó.

Thầy đã trở thành một phần không thể thiếu của FPT-Aptech, một phần trong kí ức học trò nơi đây. Một ngày đẹp trời, phóng viên Aptechite đã thực hiện một bài phỏng vấn thầy DuyDT với hy vọng vén được phần nào bức màn bao phủ xung quanh thầy bấy lâu.

Tên đầy đủ của thầy là Đào Trọng Duy, sinh năm 1982 vào mùa hoa loa kèn nở. Bắt đầu dạy tại trung tâm đào tạo lập trung viên quốc tế FPT-Aptech từ tháng 11 năm 2006. Nói về số các lớp đã dạy thì không nhớ chính xác được, chắc khoảng trên 10 lớp, còn về số lượng học trò thì lại càng không thể nhớ (nhiệm vụ bất khả thi).

@ Gương mặt học trò nào thầy nhớ và ấn tượng nhất? Vì sao?

Đó là một cô gái (có lẽ phải gọi bằng chị mới đúng, vì hơn tuổi thầy) lớp thứ 4 hay thứ 5 gì đó thầy dạy. Điều thầy nhớ nhất và ấn tượng nhất là tính ham học hỏi và sự cố gắng không mệt mỏi của cô học trò này. Cô tốt nghiệp trường Ngoại Thương, nhưng lại làm Leader của một team bên G21 (FPT – Software) và tiếng Nhật rất giỏi. Thầy còn nhớ những đợt đi onsite bên Nhật, học trò này nghỉ học rất nhiều. Cách học của cô gái này cũng khá lạ, cô không học cách viết và cách debug các câu lệnh, cô chỉ chú ý đến phương pháp, cách thức triển khai của bài toán (đúng là làm Leader). Đi thi, điểm lý thuyết thì rất cao nhưng thực hành thì chỉ đủ qua. Thầy đã có dịp trao đổi thêm với học sinh này một vài lần và thực sự khâm phục ý chí, sự lạc quan trong cuộc sống của cô.

@ Thầy làm việc ở đây cũng khá lâu, trải qua nhiều lớp học trò rồi vậy thầy có suy nghĩ gì về lớp học trò FPT-Aptech ngày nay?

Thầy ở thế hệ như người ta hay gọi là 8x (x đời đầu). Học sinh bên Aptech hay bên trường đại học nơi thầy dạy đều khá chăm chỉ (ngày xưa thầy cũng thế). Điều còn thiếu ở học sinh Aptech là các em chưa có định hướng rõ ràng cho tương lai khi học tại đây. Việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình là rất quan trọng, giống như khi ta đi trên một con đường vậy, điều quan trọng là bạn phải biết bạn đang đi đâu và bao lâu nữa thì sẽ đến đích. Nếu bạn xác định tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn trong cuộc sống. Sinh viên bên Aptech đúng là học hết mình, chơi tẹt ga và “tự sướng” cũng thả phanh.

@ Thầy sẽ làm gì nếu một học trò đi chùa thầy?

Thầy chưa gặp tình huống này, mà giả như có thì chắc là sẽ cùng học trò đi uống bia một trận, coi như đến gặp thầy để trình bày những khó khăn của mình, vậy là cả thầy và trò đều cùng đến “chùa bia” đó.

@ Thầy đến với CNTT như thế nào? Và vì sao thầy lại quyết định trở thành một nhà giáo?

Thầy đến với CNTT rất tình cờ, ngày xưa thầy đã từng học ở đại học Ngoại Thương nhưng rồi thầy đến với CNTT như một duyên nợ.

Thuật toán và cấu trúc dữ liệu là những môn thầy thích và đây cũng là những môn thầy đã từng đảm nhiệm bên trường Thăng Long. Thầy giáo Nguyễn Xuân My là người để lại ấn tượng nhất. Thầy dạy 2 môn: Lý thuyết thuật toán, Otomat và ngôn ngữ hình thức. Có thể nói phong cách giảng dạy của thầy bây giờ bị ảnh hưởng khá nhiều từ thầy Xuân My. Khi đi dạy, thầy giảng bài hết mình (kể cả khi thầy mệt) và đặc biệt (híc, thi thoảng thầy cho cả lớp đi uống bia – những hôm nào trời nóng thôi), khi đó thầy như người anh lớn của lũ học trò chúng tôi. Thầy trò chuyện với chúng tôi rất thoải mái, khoảng cách thầy và trò của chúng tôi được rút ngắn đi rất nhiều.

@ “No pain no gain” thầy có thể chia sẻ thành công đầu tiên trong cuộc đời của thầy với độc giả Aptechite được không nhỉ?

Ở mỗi thời điểm trong cuộc đời của bạn, 2 chữ “thành công” có ý nghĩa rất khác nhau. Hạnh phúc lớn nhất của thầy là được làm nghề mà mình yêu mến. Khi thầy ra trường, thầy được giữ lại làm giảng viên của trường, đó có lẽ là món quà lớn nhất đối với thầy và có thể xem đó là thành công của thầy được rồi.

@ Trong 2 năm làm một nhà sư phạm, một đàn anh dẫn đường, thầy có gặp phải sự cố gì không?

Đó là lần đầu tiên thầy giảng bên Aptech, thầy không thể nào “log in” vào máy được (phòng Class). Thầy chạy đi hỏi mấy người nhưng cũng không được. Học sinh ngồi ở dưới bắt đầu sốt ruột và nhìn thầy, lúc đó thầy có cảm giác mất đi tự tin một chút – rất may, như thầy hay nói “every thing is ok”, thật tuyệt vời là đâu lại vào đó sau đấy .

@ Trong chương trình Blog Thầy nhân ngày 20/11 năm trước, thầy đạt danh hiệu “Blog có nhiều sinh viên ‘comment’ nhất”. Thầy có thể kể chi tiết không? Lúc ấy, cảm xúc của thầy ra sao?

Khi trung tâm FPT-Aptech cơ sở 2 khai trương, thầy tự nguyện sang bên đó giảng dạy, thầy thích khám phá những cái mới, đôi khi chỉ là để biết rồi để đấy. Thầy rất hạnh phúc và may mắn khi dành được sự quan tâm của các bạn học sinh, có lẽ đó là món quà lớn nhất mà những người làm thầy, làm cô như chúng tôi nhận được. Khi đó mới biết nghề giáo của mình sung sướng như thế nào.

Sau hôm nhận giải quán quân Blog Thầy, sinh viên đã yêu cầu đi khao kết quả tự sướng của mình, rốt cuộc một buổi karaoke được tổ chức, hôm đó thầy mới biết sinh viên của mình hát hay như thế nào. Thầy chỉ muốn nói, cảm ơn các bạn nhìu nhìu và các bạn hãy cố gắng hơn nữa nhé.

@ Đi đi về về giữa trung tâm, nhiều lúc nhìn thầy mà… chóng cả mặt vì thời gian biểu kín đặc. Nếu có thời gian rảnh, thầy sẽ làm gì?

Thầy thích nghe nhạc (đặc biệt nhạc không lời), thầy cũng không có thói quen uống café như nhiều người. Những khi có thời gian thầy thích ngồi bên một quán cóc ven đường. Thầy thích trà đá, bởi vì khi uống, thầy có thể cảm nhận cuộc sống đang thay đổi, sự thay đổi của những con người, sự việc xung quanh chúng ta.

@ Câu nói ưa thích nhất của thầy là?

EVERY THING IS OK! (Phải tự tin và luôn cố gắng trong cuộc sống).

Vâng ạ! Chúng em rất ảm ơn thầy vì buổi nói chuyện đầy bổ ích vừa rồi. Chúc thầy thành công hơn nữa!

PV
(theo Nội san Aptechite)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96