Heroku là gì? Heroku là một nền tảng đám mây được nhiều nhà phát triển ứng dụng ưa chuộng sử dụng để mở rộng và quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nguyên tắc hoạt động, tính ứng dụng, ưu nhược điểm của nền tảng này? Hãy cùng Aptech tìm hiểu chi tiết các nội dung này trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Heroku là gì?
Heroku là một nền tảng dịch vụ đám mây thuộc sở hữu của Salesforce, hoạt động dựa trên nguyên tắc điện toán đám mây, chính thức hoạt động từ năm 2007. Heroku đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nhà phát triển phần mềm để triển khai, quản lý các ứng dụng của họ một cách hiệu quả hơn.
Heroku hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình, phổ biến như: Node.js, Scala, Clojure, Ruby, Python, Go, Java, PHP,… và có thể tích hợp liền mạch với các dịch vụ bổ sung như: Heroku Postgres, hàng đợi Heroku Redis,…. Do đó nó cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc xây dựng ứng dụng mà không phải lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng như quản lý máy chủ, cấu hình phức tạp.
Heroku là gì? Đây là một dịch vụ đám mây phổ biến
Nguyên tắc hoạt động chính của Heroku
Heroku hoạt động bằng cách cung cấp một môi trường đám mây toàn diện để đơn vị sử dụng phát triển, triển khai và quản lý ứng dụng. Dưới đây là cách thức hoạt động chi tiết của Heroku:
Theo dõi quá trình triển khai ứng dụng
Các nhà phát triển chỉ cần tải mã nguồn ứng dụng lên Heroku thông qua Git. Sau khi mã nguồn được tải lên, Heroku tự động đóng gói ứng dụng thành một đơn vị xử lý gọi là Dyno, tạo ra môi trường chạy ứng dụng trong đám mây. Heroku có thể hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, bao gồm: Node.js, Scala, Clojure, Ruby, Python, Go, Java, PHP,…
Quản lý tài nguyên
Heroku cung cấp khả năng quản lý tài nguyên, cụ thể nó cho phép người phát triển điều chỉnh số lượng Dynos và các tài nguyên khác cần thiết để ứng dụng hoạt động hiệu quả. Dynos được nó quản lý có thể được mở rộng hoặc thu hẹp dựa trên nhu cầu ứng dụng.
Tiện ích bổ sung
Heroku có nhiều dịch vụ bổ sung, chẳng hạn như: cơ sở dữ liệu đám mây Heroku Postgres, hàng đợi Heroku Redis,… Những tiện ích này giúp mở rộng tính năng và khả năng của ứng dụng mà không cần phải xây dựng từ đầu, giúp đơn vị tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức hơn.
Heroku có tích hợp nhiều dịch vụ bổ sung
Triển khai tự động và liên tục
Heroku hỗ trợ triển khai liên tục bằng cách tích hợp với các dịch vụ quản lý mã nguồn như: GitHub, công cụ tự động hóa CI/CD (Jenkins hoặc Travis CI). Điều này giúp tự động hóa quy trình phát triển và triển khai ứng dụng.
Tạo môi trường chạy sản phẩm
Sau khi ứng dụng được phát triển, Heroku cung cấp một môi trường giúp chạy sản phẩm, nơi ứng dụng có thể được truy cập và sử dụng bởi người dùng cuối hiệu quả.
Các tính năng của Heroku
Heroku cung cấp một loạt các tính năng hữu ích nhằm tối ưu hóa quá trình phát triển, triển khai và quản lý ứng dụng. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Heroku:
Heroku Runtime
Heroku Runtime sử dụng các Smart Container để chạy ứng dụng của bạn. Heroku quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến ứng dụng, bao gồm:
- Quản lý và theo dõi cấu hình ứng dụng.
- Tự động phân phối và điều phối các nhiệm vụ của ứng dụng.
- Cung cấp các bản sao dự phòng để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động.
- Theo dõi và ghi lại nhật ký (Log) gồm các hoạt động và sự kiện trong ứng dụng.
- Đảm bảo sự an toàn, tính bảo mật cho dữ liệu của bạn.
Heroku quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến ứng dụng
Heroku Postgres
Heroku Postgres là dịch vụ cơ sở dữ liệu PostgreSQL được biết đến vì cung cấp hiệu suất mạnh mẽ và khả năng mở rộng ưu việt. Tính năng này cung cấp các tiện ích sau:
- Cài đặt đơn giản, dễ dàng triển khai và điều chỉnh cấu hình.
- Độ an toàn cao, tính bảo mật và độ tin cậy được đảm bảo cho dữ liệu.
- Khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép mở rộng quy mô mà không gặp phải vấn đề bảo mật.
Tính năng Scale
Tính năng Scale của Heroku cho phép bạn mở rộng quy mô ứng dụng theo nhu cầu. Bạn có thể thực hiện:
- Mở rộng chiều ngang, thêm nhiều Dynos để xử lý nhiều yêu cầu hơn.
- Mở rộng chiều dọc để tăng cường tài nguyên của Dynos hiện tại.
- Linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với mọi loại dự án, từ các ứng dụng nhỏ đến phần mềm doanh nghiệp phức tạp.
Heroku Redis
Heroku Redis cung cấp dịch vụ lưu trữ bộ nhớ đệm với tốc độ nhanh chóng, lý tưởng cho các dự án yêu cầu quản lý khối lượng dữ liệu lớn. Tính năng này có các đặc điểm nổi bật sau:
- Tốc độ cao để xử lý dữ liệu và lưu trữ nhanh chóng.
- Tính năng mở rộng linh hoạt để hỗ trợ các dự án quy mô nhỏ đến lớn.
Heroku Add-ons
Add-ons sẽ giúp mở rộng khả năng của ứng dụng thông qua các tiện ích, dịch vụ được tích hợp sẵn. Các tiện ích, dịch vụ nổi bật phải kể đến như:
- New Relic: Theo dõi và phân tích hiệu suất ứng dụng.
- MongoDB: Cung cấp cơ sở dữ liệu NoSQL.
- SendGrid: Dịch vụ gửi email.
- Searchify: Tìm kiếm và phân tích dữ liệu.
- Fasty: Tối ưu hóa hiệu suất.
- ClearDB: Cơ sở dữ liệu MySQL.
Tính năng Heroku Add-ons giúp mở rộng khả năng của ứng dụng qua các tiện ích có sẵn
Ưu và nhược điểm của Heroku
Heroku là một dịch vụ đám mây miễn phí với nhiều tính năng hữu ích, nó sẽ là một trong những dịch vụ hấp dẫn đối với nhà phát triển ứng dụng. Tuy nhiên dịch vụ có những ưu và khuyết điểm còn tồn tại như sau:
Ưu điểm của Heroku
Đây là dịch vụ được người dùng, các đơn vị phát triển ứng dụng đánh giá cao vì sở hữu các lợi ích nổi bật dưới đây:
- Heroku giúp giảm bớt công việc quản lý hạ tầng, cho phép các nhà phát triển tập trung vào viết mã và phát triển ứng dụng dễ dàng, đơn giản hơn.
- Heroku cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của ứng dụng.
- Heroku hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và có các công cụ mạnh mẽ để triển khai và quản lý ứng dụng.
- Heroku có tích hợp sẵn nhiều dịch vụ bổ sung (Heroku Postgres, Heroku Redis …).
- Tích hợp hỗ trợ liên tục:
- Heroku hỗ trợ giúp phát triển liên tục thông tin tích hợp với các dịch vụ quản lý mã nguồn
- Có thể tự động quản lý máy chủ, lưu trữ và mạng để người dùng tập trung vào việc phát triển ứng dụng, tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian trong quy trình.
Nhược điểm
Dịch vụ còn tồn tại một số yếu điểm dưới đây:
- Đối với các ứng dụng lớn và cần nhiều tài nguyên, chi phí bỏ ra có thể tăng cao, do đó đây không hẳn là lựa chọn tiết kiệm nhất.
- Mặc dù Heroku cung cấp môi trường quản lý dễ dàng, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế về kiểm soát sâu hơn đối với cấu hình hệ thống và phần cứng.
Nhược điểm của Heroku là có thể tốn nhiều chi phí và khó kiểm soát sâu
Đối tượng nên sử dụng Heroku
Heroku phục vụ nhiều đối tượng khác nhau với các nhu cầu và mục tiêu, cụ thể như:
- Heroku được ưa chuộng bởi lập trình viên để phát triển, lập trình nên các ứng dụng, phần mềm dự án cá nhân hay theo yêu cầu của khách hàng.
- Heroku cũng là công cụ hữu ích các giám đốc công nghệ, người đứng đầu các đội nhóm để quản lý và giám sát phần mềm từ góc độ cả kỹ thuật lẫn kinh doanh.
- Các đội nhóm phát triển phần mềm, ứng dụng đang tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ có thể phối hợp thống nhất công việc các thành viên trên cùng một nền tảng.
Heroku giúp người quản lý có thể giám sát phần mềm dễ dàng
Hy vọng thông qua nội dung bài viết, bạn đọc đã hiểu Heroku là gì cũng như các thông tin liên quan. Heroku là một nền tảng mạnh mẽ và dễ sử dụng cho việc triển khai và quản lý ứng dụng web. Bạn muốn sử dụng, hãy lựa chọn Heroku kỹ lưỡng, cân nhắc về chi phí và các yêu cầu cụ thể của dự án giúp tiết kiệm chi phí và khai thác tối đa được tính hiệu quả của ứng dụng.
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |