Tiếng Anh và Lập trình từ lâu đã trở thành “cặp bài trùng” không thể thiếu nếu các sinh viên ngành công nghệ muốn phát triển và nâng tầm bản thân trong thời đại số. Thực tế còn nhiều suy nghĩ như “Học Lập trình đã khó mà còn phải học Tiếng Anh sẽ tạo nên gấp đôi áp lực”. Nhưng sự thật là cơ hội mở sẽ dành cho những ai dám gạt bỏ “nỗi ám ảnh” học Tiếng Anh đã được bật mí tại Zoom Talk “Lập trình & Tiếng Anh có thật sự đáng sợ” được FPT Aptech tổ chức tối 28/10 vừa qua.

Có một điều đặc biệt trong Zoomtalk lần này đó chính là người chia sẻ không phải giảng viên hay chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn như các chương trình trước mà là hai bạn cựu sinh viên/sinh viên FPT Aptech:  bạn Nguyễn Đoan Hạnh – Cựu sinh viên hiện là Developer tại IT Department, Insmart JSC và bạn Nguyễn Tuấn Dũng – Sinh viên đang theo học tại FPT Aptech.

“Có lẽ lời mời từ nhà trường để chia sẻ trong Zoom Talk chính là một trong những điều khiến em cảm thấy vui vẻ và tự nhiên hơn, đồng thời đây cũng như là một lời cảm ơn khi em đã có cơ hội “trở về nhà” để gửi lời cảm ơn đến những thầy cô đã dạy dỗ chúng em từ khi còn là những newbie chưa biết gì về Lập trình” – Đoan Hạnh chia sẻ.

Việc đã, đang học tiếng Anh cùng sự đam mê học Lập trình đã giúp cho Hạnh và Dũng có cái nhìn thấu đáo về tầm quan trọng của Tiếng Anh với các bạn sinh viên ngành công nghệ. Tiếng Anh chính là ngôn ngữ mà các Lập trình viên không thể thiếu khi học, khi code hay tìm kiếm tài liệu lập trình; những cuốn sách thuộc hàng kinh điển trong giới Developer thế giới như: Clean Code, Refactoring, Code Complete… đều không có tiếng Việt.

Thay đổi tư duy học Tiếng Anh

Trước khi đạt được những thành tích về tiếng Anh như hiện tại, cả Hạnh và Dũng đều là những bạn trẻ đã trải qua không ít những khó khăn để theo đuổi hành trình này.

Dũng từng cùng gia đình qua bên Mỹ sinh sống, từng suýt trượt vào lớp 1, thậm chí cậu cũng từng bị cho rằng là người tự kỷ. Điều khiến Dũng đạt được mức Ielts 7.5 để có được học bổng qua Canada học đó là “Lên cấp 2 mình bị áp lực bởi các bạn ở trường chuyên, mọi người coi Tiếng Anh là một sở thích, thú vui chứ không phải là thứ ngôn ngữ bị bắt học trong chương trình giáo dục, các bạn giao tiếp 24/7 giao tiếp bằng tiếng Anh. Đó là động lực để mình cố gắng học và giao tiếp tốt Tiếng Anh như các bạn ấy”.

Đối với Đoan Hạnh, việc học và xuất phát điểm của cô bạn trẻ này lại khó khăn hơn và cũng không có nhiều cơ hội học tiếng Anh. Và, bước ngoặt lớn nhất giúp cô bạn đó chính là “cú shock” đầu đời tại trường ĐH mà Hạnh theo học: chính “những chiếc điểm” thấp ngày đó đã giúp Đoan Hạnh vươn lên, tìm được người hướng dẫn hỗ trợ thâm chí Hạnh đã từng mộng du phát âm tiếng Anh. Sau tất cả, bỏ qua sự rụt rè ngại ngùng mà không ngừng cố gắng, cô nàng cũng đã được thành công bằng mức band 8.0 Ielts.Từ những kinh nghiệm “xương máu” của bản thân, Hạnh và Dũng có lời khuyên tới các bạn đang học sắp tới có ý định học tiếng Anh nên định hướng học tiếng Anh từ sớm, đặc biệt là chú trọng việc tự học, điều này sẽ giúp các bạn vượt qua “nỗi ám ánh” hay “vượt lười” dễ dàng hơn. Quan trọng nhất là nguồn động lực và tư duy của các bạn về tiếng Anh: “Hãy học tiếng Anh như một sự yêu thích chứ không phải là sự áp lực”. Việc học tiếng Anh không phải là điều gì quá to tát lớn lao cả, chỉ cần chăm chỉ các bạn đều có thể làm được.

Ielts không phải là “đỉnh núi” cao khó với tới

Với kinh nghiệm học và thi Ielts của mình, Hạnh và Dũng đưa ra ví dụ về một vài khó khăn sẽ gặp như không thể diễn đạt mạch lạc chủ đề, bị lạc đề, khó xây dựng và hình thành ý tưởng… Từ đó hai bạn đã cùng nhau luân phiên cung cấp các kiến thức về bài thi Ielts và gợi ý thêm những bí quyết nhỏ khi thi để được những kết quả hoàn hảo nhất.

Dũng chia sẻ rằng bản thân khi thi Ielts đã từng chủ quan nên đã bị trượt 1 lần, lần 2 mới vượt qua được chính mình. Và Dũng hiểu rằng dù mình có hết ý tưởng trong đầu rồi nhưng sự hồi hộp và thiếu tự tin sẽ làm bản thân bị rối, tốt nhất nên ghi chú các ý chính để từ đó chúng ta có thể liên kết lại chúng.

Ví dụ như trong phần nghe tập trung phần 1-2 vì đây là những chủ đề đơn giản và dễ ăn điểm, hay trong phần nói thì giám khảo không quan trọng việc bạn nói vượt quá thời gian 60-90 giây so với quy định mà họ sẽ trừ điểm và đánh giá thấp nếu bạn nói ít và thụ động (chỉ hỏi – trả lời đơn thuần mà không phát triển thêm ý, vấn đề, thông tin phụ, quan điểm cá nhân, giải pháp của bạn về vấn đề).

Còn đối với phần Viết, đối với Task1 bài thi Ielts Academic thì nên nên phân tích đơn thuần các số liệu có sẵn trong biểu đồ, không nên lấy cảm xúc, quan điểm của bạn; còn với bài thi Ielts General thì nên xem mẫu các bức thư trên mạng và tập viết nhiều lần. Phân bố thời gian hợp lý cũng là một trong những cách quan trọng để hoàn thành tốt bài thi: Phần writing task 1 nên dành ít thời gian và chiếm ít điểm (15-40p) so với Writing task 2 (40-45p).

Ba khía cạnh để làm nên một nền tảng tiếng Anh vững chắc
Cốt lõi trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ tốt chính là năng lực ngôn ngữ, kiến thức chung và tư duy phản biện. Hiện nay, việc học các năng lực này chưa được mọi người học một cách bài bản hay có sự phối hợp ăn ý, thường xuyên bị “mất cái này thiếu cái kia”.

Một số trung tâm hoặc nơi đào tạo Tiếng Anh cũng chỉ phát triển năng lực ngôn ngữ mà hay bỏ qua – chưa thấy tầm quan trọng của kiến thức chung (các thông về văn hóa, môi trường, bối cảnh xung quanh ngôn ngữ) và tư duy phản biện (biết cách liên hệ kiến thức, dựa trên nền tảng để giải quyết vấn đề, tư duy đánh giá). Do vậy, bản thân người học cần tự nắm vững các khía cạnh trên để có thể xây cho mình một nền tảng ngôn ngữ tốt.

Với phương diện kiến thức chung (kiến thức về môi trường xung quanh, văn hóa, lối sống liên quan đến ngôn ngữ) thì nên được học và tiếp thu với công thức 70-30: 70% từ, nội dung đã biết, 30% chưa biết. Điều này giúp kích thích bản thân tiếp thu lượng kiến thức vừa đủ và không khiến bản thân nản khi học một điều gì mới hơn 30%. Bên cạnh đó hãy chú ý không đưa tư duy Tiếng Việt vào Tiếng Anh và chỉ học đơn thuần nghĩa của từ nếu không muốn khi chúng ta nói sẽ bị mắc lỗi cơ bản.

Với khía cạnh năng lực ngôn ngữ, người học nên phát triển theo hướng “vòng xoáy trôn ốc”, tức là đi từ cấp độ thấp lên cao, đồng thời không ngừng lặp đi lặp lại nguồn dữ liệu (revision) để tạo ra sự quen thuộc với ngữ liệu. Năng lực ngôn ngữ không phải là một điều gì đó qua nghiêm trọng hay to tát nếu chúng ta không sở hữu, chỉ cần chúng ta chăm chỉ và không ngừng học hỏi thì bản thân hoàn toàn có khả năng nâng cao năng lực này.

Phương diện đa chiều và sâu sắc nhất cho một nền tảng Tiếng Anh vững chắc chính là Critical Thinking and Brainstorming. Với phương diện này, nên hình thành nên đồng hồ ý tưởng. Với chiếc đồng hồ này, chúng ta sẽ đặt đối tượng – main idea vào giữa đồng hồ (chốt của 3 kim), sau đó, coi các vùng khác (khung giờ khác) là các lĩnh vực liên quan và cần triển khai.

Nó giống như bộ não, tập trung vào chủ để chính và phát triển các khía cạnh khác sang vùng não bên cạnh. Điều này giúp hệ thống hóa bộ não phát triển ra thêm nhiều những ý tưởng khác nhau, tạo nên hướng suy nghĩ bao quát và toàn diện hơn, giúp nói nhanh hơn, nghĩ ý nhanh hơn, hình thành nên cách suy nghĩ đi theo vòng: Trung tâm – Vùng lân cận, xung quanh.

Bên cạnh những chia sẻ thực tế và bổ ích, người tham gia còn được chơi minigame trắc nghiệm với các câu hỏi liên quan Tiếng Anh – Lập trình thú vị trên nền tảng game trực tuyến Ahaslide. Thật bất ngờ khi đa phần các bạn tham gia đều trả lời đúng và nhanh hơn cả thời gian quy định. Điều này đã tạo thêm không khí sôi nổi hơn cho Zoom Talk khi mọi người được tương tác trực tiếp.

Tại Zoom Talk, Hạnh và Dũng cũng đã rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi, giải đáp thắc mắc về cách học tiếng Anh, cách nhớ từ vựng… đến từ người tham gia. Có bạn hỏi cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Đoan Hạnh cũng trả lời rằng nên áp dụng “Quy tắc 70-30”, cách lặp lại ngữ liệu và tiến dần trình độ từ cơ bản đến nâng cao chứ không đốt cháy giai đoạn. Hay câu hỏi về cách học tiếng Anh cho ngành lập trình, hai vị diễn giả trẻ cũng có nhiều lời khuyên như bốc chủ đề và áp thời gian cố định để tạo áp lực cho bản thân luyện nói, đứng trước gương, nói những thứ quen thuộc, chủ đề đơn giản trước.

Bạn Ngô Hồng Thái đến từ lớp T2103E có một thắc mắc gửi đến hai vị diễn giả – đây cũng là câu hỏi chung của nhiều bạn, đó chính là “Nên học Toeic hay Ielts?”

Đoan Hạnh đã có những phân tích về việc học hai loại chứng chỉ này: “5 năm trước thì chỉ cần bạn đọc hiểu, viết được sơ bộ tiếng Anh là được nhưng hiện tại, thế giới bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, là thế giới phẳng, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ không chỉ ở mức độ cộng đồng mà đã trở thành yêu cầu với mức độ cá nhân cao hơn. Khi có tiếng Anh, bạn cũng có thêm có cơ hội ứng tuyển vào các công ty lớn, công ty nước ngoài khi họ không cần training ngôn ngữ cho nhân viên đã biết Tiếng Anh. Hiện nay kể cả người giúp việc, bảo mẫu biết tiếng Anh cũng dần dần được ưu tiên hơn, do đó có thể thấy được tiếng Anh gần như là đã trở thành một quy chuẩn. Chính vì vậy, mình khuyên bạn nên học Ielts (mức độ cao hơn) cho tương lai dài hạn sau này”.

Thông qua câu trả lời của Đoan Hạnh, Hồng Thái “cảm thấy Hạnh và Dũng đều chia sẻ rất hữu ích, cũng nhờ có Zoom Talk này mà mình có thể đúc rút lại một chút kinh nghiệm là học Tiếng Anh thuận tiện hơn là phải có phương pháp học tập đúng và coi Tiếng Anh như cuộc sống của mình. Hy vọng là sau chương trình này mình có thể cải thiện vốn Tiếng Anh của mình để phục vụ cho công việc sau này”.

Hay có bạn sinh viên đặt thêm câu hỏi rẳng: “Ưu thế của một Lập trình viên khi có tiếng Anh là gì?”. Hai bạn Dũng và Đoan Hạnh cùng chia sẻ quan điểm là “Lập trình viên biết Tiếng Anh sẽ giúp họ đọc tài liệu nhanh hơn, nhiều hơn, đọc code, đọc ngôn ngữ lập trình thuận tiện hơn, bên cạnh đó là có nhiều lựa chọn trong lĩnh vực IT (Quản lý dự án, BA) hay có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, khả năng xử lý tình huống nhanh hơn…” – với nhiều lợi ích được chia sẻ như vậy, hai bạn cũng hy vọng các sinh viên lập trình có thêm động lực để học Tiếng Anh.

Trong suốt chương trình với tinh thần tham gia nhiệt tình của mình, bạn Nguyễn Văn Đức cũng có đôi lời cảm nhận:“Thật sự mình cảm thấy không hề phí thời gian khi dành thời gian tham gia Zoom Talk này, vì chỉ thông qua hai tiếng đồng hồ hơn mà dường như mindset của mình thay đổi gần như hoàn toàn về việc học Tiếng Anh song song với lập trình. Những chia sẻ từ người thật việc thật của các diễn giả làm mình cảm thấy tự tin và có động lực hơn rất nhiều. Hy vọng rằng sau này mình  có thể tham gia nhiều sự kiện thú vị như thế này nữa”.

Lời cuối cùng, hai bạn diễn giả trẻ cũng có những lời gửi gắm đến các sinh viên. Tuấn Dũng chia sẻ rằng: “Các bạn còn trẻ, hãy cứ thử đi, hãy cố thay đổi tư duy, mindset bởi đó là điều cốt yếu để học tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào một cách thuận lợi hơn. Khi đã có mindset bạn hãy áp dụng nó vào cuộc sống, trong học hành. Nhất định, mindset sẽ là thứ giúp bạn bạn thay đổi nhiều các khía cạnh của hành trình tiếp thu con chữ, khám phá văn hóa đó”.

Đoan Hạnh cũng nhắn nhủ tới các sinh viên:“Dù con đường khó khăn nhưng các bạn hãy cố gắng vượt qua sự khốc liệt trong cuộc sống, biến bản thân mình trở nên năng động hơn, mạnh mẽ hơn. Các bạn hãy cố gắng tích góp những kiến thức của bản thân để sớm đạt được những điều mình mong muốn, kể cả học tiếng Anh cũng như vậy. Cố lên nhé!

Lộc Toàn

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96