Fresher là gì? Không chỉ những người ứng tuyển mà ngay cả những người tuyển dụng nhân sự (HR) vẫn thường nhầm lẫn giữa Fresher và Intern cũng như những vị trí khác trong tổ chức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn biết về sự khác nhau giữa các khái niệm này và những yếu tố cần thiết để bạn thành công ngay từ vị trí Fresher!

Fresher là gì?

Về cơ bản, Fresher là một khái niệm để chỉ một vị trí trong công ty, và nhóm đối tượng chính là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức dành cho công việc nhưng chưa từng áp dụng chúng vào thực tiễn và cũng chưa từng có kinh nghiệm làm việc cụ thể.

Fresher là gì?
Fresher là gì?

Chính xác hơn thì Fresher là những người đang tìm kiếm một môi trường công việc để thực hành các kiến thức đã học và tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời, đây là nhóm đối tượng trẻ năng động, nhiệt huyết và không ngại khó khăn với mục đích nâng cao trình độ, kỹ năng cá nhân thông qua những trải nghiệm thực tế.

Hầu hết những tổ chức khi tuyển dụng Fresher sẽ giao cho họ những công việc đơn giản và cơ bản để giúp họ làm quen với doanh nghiệp và dần dần tăng độ khó để thử nghiệm và đánh giá năng lực cho những công việc tiếp theo.

Sự khác nhau giữa Intern và Fresher là gì?

Đây là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn, cùng tìm hiểu xem chúng khác nhau như thế nào qua 3 khía cạnh cụ thể sau:

Fresher và Intern có gì khác nhau không
Fresher và Intern có gì khác nhau không

Trình độ chuyên môn 

Fresher là những người đã hoàn thành xong chương trình học và đã có đầy đủ bằng cấp, những kiến thức nhất định về ngành nghề đang theo đuổi. Họ có kiến thưc chuyên môn khá vững nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Intern là những người đa số chưa tốt nghiệp, là thực tập sinh vừa học vừa làm với mong muốn cọ sát và trải nghiệm môi trường thực tế để tăng cường kỹ năng cá nhân.

Trách nhiệm trong công việc

Với vai trò là một Fresher, bạn sẽ làm việc như một nhân viên chính thức của tổ chức. Chính vì vậy, mọi trách nhiệm công việc bạn luôn phải đặt lên cao nhất để nâng cao và tối đa hóa hiệu quả công việc.

Intern thì thường sẽ nhận những công việc đơn giản nhằm mục đích hỗ trợ cho những nhân viên khác trong công ty. Trách nhiệm của Intern trong công việc thường không quá cao, chủ yếu họ sẽ học hỏi, trau dồi về cách thức làm việc để tích lũy thêm kinh nghiệm cho vị trí sau này.

Intern thường có ít trách nhiệm trong công việc hơn
Intern thường có ít trách nhiệm trong công việc hơn

Chế độ đãi ngộ

Fresher là vị trí nhân viên thử việc của công ty nên sẽ vẫn nhận được chế độ đãi ngộ, lương thưởng theo đúng thỏa thuận với công ty và có những quyền lợi cơ bản của một người lao động.

Intern thường sẽ không có lương mà sẽ có mức hỗ trợ quỳ vào vị trí và quy mô, khả năng của doanh nghiệp và về cơ bản, trợ cấp này không quá nhiều, chủ yếu nằm ở chi phí đi lại và ăn uống.

Sự khác nhau giữa Fresher là Senior, Junior

Để hiểu rõ hơn về Fresher, chúng tôi sẽ phân biệt giúp bạn về Fresher so với Senior và Junior trong tổ chức.

Fresher và những điểm khác với Senior - Junior
Fresher và những điểm khác với Senior – Junior

Trình độ chuyên môn

Senior là những người có nhiều năm kinh nghiệm nhất và có trình độ chuyên môn cao, tiếp đó là Junior với kinh nghiệm thực chiến ít hơn và khả năng xử lý tình huống trong công việc hạn chế hơn. Còn Fresher sẽ là nhóm đối tượng có kiến thức căn bản nhưng mới về trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế.

Trách nhiệm trong công việc

Senior có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm nhận những trọng trách quan trọng và những tác vụ chính trong công ty. Họ thường xử lý những công việc khó khăn và yêu cầu chuyên môn cao đẻ chỉ dẫn cho cấp dưới và họ phải liên tục trau dồi kiến thức để không bị đào thải.

Junior là cấp bậc dưới Senior nên cần học hỏi thêm từ cấp trên, xử lý những công việc mức độ khó trung bình và những đầu việc được Senior giao cũng như liên tục cải thiện kỹ năng làm việc của mình.

Trách nhiệm công việc của Fresher là gì? Là hoàn thành công việc đúng deadline đề ra bởi phân công của cấp trên và là nhóm scos nhiều cơ hội trau dồi kinh nghiệm bản thân.

Chế độ đãi ngộ

Cả ba vị trí Senior, Junior và Fresher đều sẽ nhận được chế độ đãi ngộ, lương thưởng và các bảo đảm lợi ích của người lao động một cách đầy đủ.

Những yêu cầu cần có để thành công từ vị trí Fresher là gì?

Nếu muốn nhân viên tại vị trí Fresher của mình có thể thể hiện năng lực tốt nhất, các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào những khả năng sau:

Fresher cần tích cực trau dồi và ham học hỏi

Trên thực tế Fresher là những người mới ra trường và chỉ có trang bị những kiến thức trong sách vở trên trường, chưa có đủ những kinh nghiệm cần thiết. Vì thế họ cần không ngừng trau dồi, rèn luyện và tìm kiếm thêm những trải nghiệm thực tế, học hỏi từ những đồng nghiệp lâu năm để nâng cao kỹ năng.

Trang bị kỹ năng làm việc nhóm

Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng không chỉ riêng đối với Fresher mà với tất cả những ai đang đi làm thực tế. Họ cần kết nối, tương tác với những đồng đội trong team của mình để cùng nâng cao hiệu quả công việc. Hiệu quả từ làm việc nhóm sẽ cải thiện và tối ưu hóa khả năng cá nhân của từng thành viên.

Bên cạnh đó, làm việc nhóm sẽ xây dựng được mối quan hệ tích cực, gắn bó giữa người cũ và Fresher, cùng hỗ trợ nhau tốt hơn.

Fresher phải có tư duy sáng tạo

Fresher là gì? Là những người mới, cần đầy đủ sức sáng tạo, tư duy mới, tư duy hiện đại tích cực để gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà quản lý doanh nghiệp. Bạn có thể rèn luyện khả năng này thông qua việc bày tỏ những ý kiến, đóng góp xây dựng và những ý tưởng mới khi tham gia vào dự án.

Nhà quản lý đánh giá rất cao về khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới và đóng góp của Fresher để cân nhác cho những vị trí tiếp theo trong công việc, vì vậy hãy luôn không ngừng nâng cao khả năng này của bản thân.

Biết lắng nghe và hòa nhập

Khi là một Fresher, đừng chỉ luôn chăm chăm vào công việc mà hãy cởi mở, lắng nghe chia sẻ, góp ý từ những người đi trước. Một phần là để tạo mối quan hệ hòa đồng, thân thết và một phần để tiếp thu, biến những chia sẻ đó thành động lực hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

Fresher cần biết cách lắng nghe để cải thiện bản thân
Fresher cần biết cách lắng nghe để cải thiện bản thân

Fresher cần hòa nhập, biết các hòa mình vào môi trường mới, tham gia nhiều hơn các hoạt động chung của tổ chức để từ đó hình thành một kết nối mới. Bằng cách vui vẻ, hòa đồng và tạo sự thiện cảm, Fresher sẽ ghi điểm không nhỏ với đồng nghiệp và nhà quản lý.

Năng động và nhiệt huyết là điểm mạnh của Fresher 

Điều duy nhất nổi bật của Fresher là gì? Đó là sự nhiệt huyết và đam mê, vậy nên hãy tận dụng lợi thế này của mình, luôn tự tin, năng động và tích cực trong công việc. Vận dụng những kỹ năng đó để thể hiện bản thân và tạo ra môi trường làm việc “trẻ” cho doanh nghiệp của mình.

Giải đáp một số thắc mắc về Fresher 

Dưới đây là một vài những thắc mắc cơ bản của những người ứng tuyển dành cho vị trí Fresher của tổ chức:

Cơ hội việc làm với vị trí Fresher

Công nghệ ngày càng đổi mới, hiện đại và phát triển chính là thời điểm mà những cơ hội việc làm dành cho những sinh viên mới ra trường như Fresher có thể tìm cho mình một trạm dừng chân học hỏi mới.

Đặc biệt, hiện vị trí Fresher Tester cũng đang khá thiếu nguồn nhân lực, đây là cơ hội để những sinh viên theo hướng Tester có thể tham gia và ứng tuyển, trau dồi kinh nghiệm tại môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Fresher đến Senior cần bao lâu?

Nhiều người lầm tưởng rằng số năm kinh nghiệm là yếu tố để phân chia cấp bậc, trình độ của cá nhân trong công ty, hiểu đơn giản là nhầm lẫn về việc hoạt động lâu năm, Fresher hoàn toàn có thể lên đến vị trí Senior. Đây chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ chính là khả năng và nhận thức cũng như kỹ năng cá nhân của bạn.

Từ Fresher đến Senior là một quá trình khó khăn và lâu dài
Từ Fresher đến Senior là một quá trình khó khăn và lâu dàiTừ Fresher đến Senior là một quá trình khó khăn và lâu dài

Để từ Fresher lên được đến trình độ của Senior, bạn phải rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng, chuyên môn và hơn hết  là thái độ và trách nhiệm đối với cộng việc của mình!

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được Fresher là gì và có những góc nhìn toàn diện hơn về vị trí này trong tổ chức. Hy vọng những chia sẻ này không chỉ hữu ích đối với những Fresher mà còn giúp nhà tuyển dụng, các nhà quản lý khắc họa được chân dung của Fresher mà mình đang tìm kiếm!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96