Trong ngành IT chúng mình, học cũng là một phần của công việc, vậy làm sao để học dễ vào hơn, làm sao để không còn “ngộp” khi học kiến thức mới? Bài này sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên, cho những bạn vừa ra trường hoặc đang đi làm đấy.

Trong ngành IT chúng mình, học cũng là một phần của công việc:

  • Để làm mới những skill của bản thân, để theo kịp thời đại, không bị thụt lùi so với thế giới, chúng ta phải tự học.
  • Đôi khi vì yêu cầu của dự án, vì nhu cầu tìm việc chúng ta phải học và tìm hiểu những ngôn ngữ/công nghệ mới.

Thế nhưng, khi bắt đầu học một thứ gì đó, bạn sẽ dễ dàng thấy ngộp, thấy bối rối, vì có quá nhiều kiến thức cần phải học.

Vậy làm sao để học dễ vào hơn, làm sao để không còn “ngộp” khi học kiến thức mới?

Hãy xem những kinh nghiệm mình chia sẻ qua bài viết này nha. Bài này sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên, cho những bạn vừa ra trường hoặc đang đi làm đấy.

Tại sao việc học cái mới lại khó và gây “ngộp” như vậy?

Để tìm cách giải quyết chuyện, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu vì sao học cái mới lại khó, tại sao ta lại dễ thấy ngộp và choáng?

Lý do đơn giản là vì: Trong ngành mình, khi học và sử dụng ngôn ngữ/công nghệ, ta không chỉ học nó, mà còn phải tìm hiểu về toàn bộ hệ sinh thái (ecosystem) của nó, những công nghệ liên quan tới nó.

Những kiến thức này vô cùng rộng và … không có giới hạn.

Khi thử tìm hiểu React, các bạn sẽ thấy có… vô vàn những thứ liên quan đến nó mà các bạn phải học:

  1. React là gì? Các khái niệm trong React như Component, Props, State
  2. Các tổ chức code React, phân tách component cho hiệu quả
  3. Cú pháp ES6 của Javascrip
  4. Cách setup Babel để transpile code React thành code JS chạy trên trình duyệt
  5. Cách setup Webpack để bundle source code, build source code thành JavaScript
  6. CSS in JS, cách dùng JS để setup style CSS cho các component
  7. Redux hoặc Mobx dùng kèm với React, state management để quản lý state cho ứng dụng

Các bạn thấy đấy, học React chỉ cần học 1 và 2. Nhưng để sử dụng React cho hiệu quả, ta phải học và biết cách dùng 3 đến 7. Khi tìm hiểu 6, 7 các bạn sẽ thấy lòi ra những cái 8,9 khác nữa.

Càng học, bạn càng cảm thấy có quá nhiều thứ mình không biết, có quá nhiều thứ cần phải học. Bạn sẽ ngộp, sẽ thấy nản vì … chả biết học bao giờ mới xong, dẫn đến chuyện bỏ cuộc.

Vậy làm sao để giải quyết chuyện này? Hãy đọc phần dưới nhé!

Phương pháp chống “ngộp” hiệu quả

Ngày xưa, mình cũng từng thấy “ngộp” khi học cái mới như bạn vậy, về sau mới quen dần. Đây là một số kinh nghiệm mà mình rút ra được:

1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Đây là thứ quan trọng nhất. Trước khi học, hãy đặt ra mục tiêu là, mình học xong sẽ làm được gì, chứ đừng học chỉ để học.

  • Học React/VueJS, hãy đặt ra mục tiêu là hiểu architecture của chúng, làm được một web app đơn giản bằng React/VueJS.
  • Học Android/React-Native hãy đặt mục tiêu là biết cách tạo các screen, viết được một app note/to-do list.

Những khi học thấy mệt hay nản, hãy nhìn vào mục tiêu, bạn sẽ biết mình đã đi được bao xa, sắp đạt được hay chưa ngay.

2. Tìm hiểu bức tranh toàn cảnh (overview), chọn học thứ quan trọng nhất

Quay lại chuyện React, sau khi đã có bức tranh toàn cảnh, các bạn sẽ thấy mối tương quan giữa các công nghệ.

Bạn sẽ nhận ra rằng 1 và 2 là thứ quan trọng nhất cần học, những thứ khác chỉ cần biết sơ, về sau tìm hiểu dần là được.

Thấy được toàn cảnh, bạn sẽ biết thứ gì nên tập trung học, thứ gì chỉ cần tìm hiểu qua. Khi học mà gặp những thứ mới, bạn sẽ biết nó có quan trọng hay không, có cần học ngay hay có thể để sau.

3. Học tập trung, học dần dần chứ đừng dàn trải

Để chống ngộp, bạn hãy học tập trung chứ đừng học dàn trải. Tập trung vào những thứ quan trọng, sau đó mới đến những thứ “râu ria”.

  1. Ví dụ như lúc học React, hãy dùng create-react-app để có thể bắt tay ngay vào việc viết code React.
  2. Sau khi đã nắm vững các khái niệm React cơ bản và nâng cao, bạn mới bắt đầu tìm hiểu cách hoạt động của Babel, của Webpack, cách setup một dự án React từ đầu.
  3. Khi dự án đã lớn, code React bắt đầu rối rắm, lúc này bạn có thể tìm hiểu về Redux/MobX để xem quản lý state ra sao, component giao tiếp thế nào cho hiệu quả.

Học tập trung, tìm hiểu dần dần chứ đừng dàn trải. Vì mỗi lần ta chỉ tập trung vào học và thành thục một thứ duy nhất, bạn sẽ không cảm thấy ngộp hay nản nữa.

Kết

Việc học luôn luôn là một hành trình dài. Hành trình ngàn dặm chỉ bắt đầu từ một bước chân. Hãy biết nhìn xa, nhưng hãy đi từng bước nhỏ.

Với việc học, ta cũng phải học dần dần, biết dần dần. Bạn không thể nào học một phát là biết hết, mà cũng không cần phải biết hết tất cả. Chỉ cần biết đủ là bạn đã có thể áp dụng thứ vừa học vào công việc được.

Việc học có thể làm việc cảm thấy ngộp và nản, but that’s okay.

Đừng so sánh việc học của mình với người khác. Nếu người có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức liên quan, họ sẽ học nhanh hơn. Nếu bạn không đủ kiến thức nền, bạn sẽ học chậm hơn.

Tuy nhiên, việc học không phải là cuộc đua đi nhanh hay đi chạm thì cuối cùng cũng đến đích cả! Quan trọng là bạn có chịu khó đi tới cuối cùng hay không mà thôi!

Bản thân bạn thì sao, đã bao giờ bạn cảm thấy ngộp, cảm thấy nản khi học chưa? Hãy chia sẻ về cảm xúc của mình, những cách bạn vượt qua trong phần comment nhé!

 

(theo TopDev)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96