(Post 03/04/2013) Đối với các máy tính cài Windows 7 hoặc Windows 8, người dùng hoàn toàn có thể biến chúng thành điểm phát sóng WiFi cho smartphone, máy tính bảng hoặc thiết bị khác sử dụng…
Trong Windows, Microsoft đã lặng lẽ vô hiệu hóa tính năng mạng hữu ích này và khôi phục cần thực hiện một số câu lệnh. Tuy nhiên, để thực hiện người dùng có thể đơn giản sử dụng một phần mềm nguồn mở miễn phí có tên gọi Virtual Router Plus.
Có thể biến bất cứ máy tính Windows 7 và Windows 8 nào thành điểm phát sóng WiFi. Virtual Router Plus là phần mềm nguồn mở miễn phí dành cho máy tính Windows 7, Windows 8, Windows Server 2008 R2 và Windows Server 2012. Sử dụng Virtual Router Plus, người dùng có thể chia sẻ bất cứ kết nối Internet (WiFi, LAN, Cable Modem, Dial-up, di động…) với bất cứ thiết bị WiFi nào (laptop, smartphone, iPod Touch, iPhone, Android Phone, Zune, netbook, máy in không dây…).
Sau khi tải tệp tin này về, giải nén và mở tệp tin VirtualRouterPlus trong thư mục. Người dùng không cần cài đặt tệp tin này vào máy mà đơn giản chỉ mở ra và dùng. Tuy nhiên, để biến máy tính thành điểm phát sóng WiFi, người dùng cần thực hiện thiết lập một mạng WiFi của riêng mình. Việc thiết lập khá đơn giản. Bạn cần đặt tên và mật khẩu cho mạng của mình. Lưu ý, mật khẩu bảo vệ có ít nhất 8 ký tự.
Cuối cùng, chọn kết nối mạng bạn muốn chia sẻ và kích vào Start.
Để kiểm tra lại, bạn thử dùng điện thoại hoặc máy tính và kết nối với mạng WiFi bạn vừa tạo ra. Nếu mạng này không hiện ra, bạn ngắt kết nối máy tính và khởi động lại.
Lưu ý: Để sóng WiFi ổn định và hoạt động bình thường, máy tính của người dùng luôn chạy kể cả khi bạn không sử dụng. Do đó, bạn có thể tinh chỉnh thiết lập nguồn máy tính nếu thấy cần thiết để giữ cho chúng luôn hoạt động kể cả khi không có người sử dụng.
Ngoài ra còn một số phần mềm biến mọi PC cài Windows 8 thành điểm phát sóng WiFi. Chẳng hạn như:
Chương trình này có lẽ đơn giản nhất cho phép bạn biến kết nối mạng LAN có dây thành điểm phát sóng WiFi bất cứ lúc nào. Phần mềm này chiếm dung lượng bộ nhớ ít và miễn phí (hỗ trợ quảng cáo) và thực hiện chỉ bằng một cú kích chuột. Sau khi cài đặt, bạn mở WiFi HotSpot Creator, cung cấp mạng SSID, đặt mật khẩu, chọn mạng mà bạn muốn chia sẻ và giới hạn số lượng kết nối tối đa vào mạng đó. Sau đó, bạn nhấn vào nút Start và Hotspot bắt đầu hoạt động.
Lưu ý, nhược điểm duy nhất của WiFi HotSpot Creator là chúng chỉ hoạt động với kết nối mạng LAN có dây, còn nếu máy tính có sẵn kết nối WiFi và muốn chia sẻ chúng cho các thiết bị khác sử dụng thì không thể thực hiện được.
Trái lại, Connectify Hotspot lại mạnh mẽ và nhiều tính năng hơn WiFi HotSpot Creator. Phần mềm này cài đặt phức tạp hơn và có cả phiên bản miễn phí và mất phí. Phần mềm này cho phép bạn chia sẻ bất cứ kết nối mạng nào hiện có trên máy tính Windows 8 – LAN, WiFi, 3G, 4G, Mobile Internet… và cho phép bạn kiểm soát các thiết bị kết nối vào mạng ảo ad –hoc này. Sau đó, bạn có thể sử dụng công cụ này để phát tín hiệu WiFi trong nhà, với cường độ tín hiệu đủ mạnh để bạn truy cập tốt ở những góc xa nhất trong ngôi nhà của mình.
Phiên bản Pro của Connectify Hotspot mất phí nhưng cung cấp nhiều tính năng hơn so với các tiện ích truyền thống tương tự. Chẳng hạn, bạn có thể kéo và thả tệp tin trong chính công cụ này qua các máy khách được kết nối vào mạng. Các tệp tin của bạn sẽ chuyển sang, cho phép chia sẻ tệp tin dễ dàng nhất trong một mạng. Sau đó, bạn có thể kiểm soát các máy khách có thể truy cập những gì thông qua kết nối mạng, giới hạn băng thông…
Tuệ Minh – tổng hợp
(theo VnMedia)
FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |