Các phần mềm Saas đang dần trở nên phổ biến trong thời thời đại nền kinh tế Việt Nam hướng đến công nghệ 4.0 hiện nay. Dù vậy, không phải cũng hiểu rõ và đúng khái niệm này? Và những ưu nhược điểm của nó. Bài viết dưới đây, Aptech sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn Saas là gì? Ưu nhược điểm mang lại cho người dùng. 

Saas là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình Saas

SAAS là gì?

Saas là một dịch vụ được nhiều nhà cung cấp đưa tới cho người dùng dựa trên công nghệ điện toán đám mây viết tắt của Software as a service. Nó được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ thông qua các phần mềm.

Các ứng Saas được gọi là những phần mềm theo yêu cầu hoặc là những phần mềm được lưu trữ. Các ứng dụng này chạy trên máy chủ của Saas cung cấp. Nhà cung cấp là người quản lý quyền truy cập ứng dụng, gồm các bảo mật, hiệu suất cũng như tính khả dụng.

Saas thường được người dùng truy cập thông qua máy khách, chẳng hạn như trình duyệt web. Saas đã trở thành mô hình bán hàng phổ biến cho nhiều ứng dụng kinh doanh trong các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu DBMS, phần mềm tính lương, phần mềm phát triển và trò chơi ảo hóa.

Ưu nhược điểm của SAAS

Ưu điểm và nhược điểm của Saas

Tìm hiểu thêm: 

Ưu điểm của SAAS

Tiết kiệm chi phí

Saas giúp cho các công ty tối ưu được nhiều chi phí, công ty không cần phải bỏ quá nhiều chi phí để mua key như một vài phần mềm khác. Bởi mô hình này cho phép chạy trên web của nhà cung cấp mà không phải cài đặt hay xây dựng cơ sở dữ liệu. Còn đối với các phần mềm khá, khi cần cơ sở dữ liệu thì người dùng phải bỏ ra chi phí cao, như ERP là $42 000.

Khi sử dụng ứng dụng, Saas không bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả thêm phí hỗ trợ hay bảo trì giống như các phần mềm on-premise (khoảng 15-20%). Các mô hình bán các dịch vụ phần mềm dưới 2 dạng sau:

  • Freemium: được sử dụng miễn phí trước và sẽ phải trả thêm phí nếu muốn dùng các tính năng cao hơn.
  • Premium: bán theo gói theo số lượng tài khoản sử dụng (cùng thời gian sử dụng). Mỗi nhà cung cấp sẽ có những mức phí khác nhau và những cách tính giá khác nhau (có thể tính theo ngày, theo tháng hoặc theo năm).

Nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ nữa thì có thể tùy ý dừng đăng ký sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào bạn muốn và chi phí cũng sẽ ngừng lại tại thời điểm bạn ngừng đăng ký.

Tiết kiệm thời gian, nhân lực

Saas được coi là giải pháp tối ưu hơn so với các phần mềm on-premise truyền thống. Với các mô hình khác thì người dùng phải mất ít nhất 6 tháng để có thể tạm ngưng hoạt động ở một số bộ phận và kết hợp với các nhân viên kỹ thuật mới có thể lắp đặt được on-premise hoàn chỉnh. Còn đối với mô hình Saas thì đơn vị cung cấp sẽ có đội ngũ hỗ trợ đến tận nơi để cài đặt cũng như thiết lập tài khoản, hướng dẫn cách sử dụng phần mềm cho nhân viên. Thời gian thực hiện điều đó cũng khá nhanh, chỉ mất chưa tới hai ngày là đã hoàn thành xong.

Cập nhật các tính năng phần mềm thường xuyên

Người dùng sẽ không cần đến bộ phận IT luôn túc trực để xử lý các vấn đề phát sinh khi sử dụng Saas. Việc phụ trách việc phát sinh về mặt kỹ thuật là trách nhiệm của đơn vị cung cấp. Nhà cung cấp có những Tester và IT chuyên nghiệp, luôn đảm bảo máy chủ trong tình trạng tốt, độ bảo mật được duy trì cũng như fix các bugs nhanh chóng….

Ngoài ra, người dùng sẽ được hưởng lợi ích từ việc đơn vị cung cấp Saas luôn tự động cập nhật các tính năng cao cấp hoặc tối ưu các tính năng cũ và đều miễn phí hoàn toàn. Vì vậy, người dùng sẽ không cần lo lắng về chi phí mua thêm các bản mới.

Dùng được mọi lúc, mọi nơi

Mô hình Saas triển khai dịch vụ qua internet nên người dùng chỉ cần có mạng là có thể truy cập phần mềm với bất kỳ phương tiện và trình duyệt nào. Ngoài những chiếc máy tính hay laptop, người dùng có thể dùng điện thoại di động, máy tính bảng cũng có thể thao tác cũng như sử dụng các tính năng ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. Điều này giúp cho công việc được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Ngày nay, hầu hết các đơn vị cung cấp Saas đều dùng được các ứng dụng trên mọi hệ điều hành với nhiều trình duyệt khác nhau với mục đích mang lại sự tiện lợi cho người dùng trải nghiệm. Bởi vậy, người dùng có thể đăng nhập một phần mềm cùng lúc trên nhiều thiết bị.

Khả năng tích hợp cao

Phần mềm on-premise được tạo nên để giải quyết một số bài toán độc lập và không liên quan đến những ứng dụng khác. Dù vậy, trên thực tế khi sử dụng, việc trao đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm rất cao bởi chúng giúp cho quy trình có hệ thống, tiết kiệm được thời gian làm việc. Mô hình Saas ra đời chính là biện pháp để giải quyết các trở ngại trên.

Hầu như các phần mềm Saas đều được tối ưu bởi hệ thống API. Đây được gọi là lập trình ứng dụng mở có tính năng và nó cho phép đồng bộ cũng như trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng của nhiều nhà cung cấp khác nhau

Quy mô sử dụng được mở rộng dễ dàng

Một ưu điểm  nổi trội của ứng dụng Saas không thể không nhắc tới chính là khả năng mở rộng quy mô. Người dùng có thể dễ dàng có thêm nhiều tài khoản hoặc tích hợp thêm nhiều phần mềm khác mà không lo sợ ảnh hưởng tới cơ sở dữ liệu. Điều này rất quan trọng, nó sẽ góp phần khiến cho công việc của bạn sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Nhược điểm của Saas

Mô hình Saas cung giống bao ứng dụng công nghệ khác, song song bên cạnh những điểm mạnh thì sẽ có những điểm yếu, bởi không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Cụ thể như sau:

Tính bảo mật hệ thống thấp

Mô hình Saas tập trung vào tính linh hoạt, sự nhỏ gọn và dễ triển khai nên còn sót lại điểm yếu chính là tính bảo mật không cao. Máy chủ của phần mềm được  đặt tại nhà cung cấp dịch vụ, trong khi đó dữ liệu lại được lưu trên đám mây nên khiến cho người dùng không có cảm giác an toàn, lo sợ bị lộ thông tin hoặc bị đánh cắp.

Thế nhưng, với nền điện toán đám mây 4.0 càng ngày càng phát triển như hiện nay thì điểm yếu này đang dần được khắc phục. Các đơn vị cung cấp đã để tâm đến việc mã hóa dữ liệu cũng như cam kết việc bảo mật chặt chẽ trong điều khoản Cam kết mức độ dịch vụ. Bởi vậy, trước khi lựa chọn sử dụng  phần mềm Saas, người dùng nên kiểm tra kỹ càng về sự bảo mật.

Chỉ sử dụng được khi trực tuyến

Kế tiếp, điểm không tốt tiếp theo của mô hình Saas chính là bắt người dùng phải có mạng internet thì mới sử dụng được các ứng dụng. Nếu trong trường hợp người dùng không có kết nối mạng internet thì việc sử dụng sẽ bị ngắt và bị gián đoạn. Việc này gây ra sự bất tiện cho người dùng nếu như đang ở những khu vực không có tín hiệu internet. Hiện nay, các đơn vị cung cấp Saas đã phát triển tính năng hỗ trợ ngoại tuyến cho các phần mềm để có thể khắc phục được điểm yếu trên một cách tốt và hiệu quả nhất

Phiên bản cập nhật mới gây khó khăn cho người dùng

Việc phiên bản tự động cập phiên bản mới chính là con dao hai lưỡi đối với người dùng. Ngoài việc đem lại những lợi ích thì nó cũng đem đến những khó khăn cho người dùng. Người dùng đôi khi đã quen làm việc với giao diện và tính năng cũ, khi phiên bản cập nhật mới nâng cấp giao diện cũng như tính năng khiến cho người dùng mất thêm thời gian để làm quen với phiên bản mới.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về ứng dụng Saas mà FPT Aptech muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Saas cũng như biết được những ưu điểm mà ứng dụng này mang lại để có những lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu sử dụng phần mềm của mình. Mọi yêu cầu hỗ trợ hay thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://aptech.fpt.edu.vn hoặc thông qua hotline của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96