Những kỳ lân công nghệ hàng đầu trên thế giới như Twitter hay Netflex đều đang sử dụng Microservices trong quá trình phát triển ứng dụng của mình. Vậy Microservice là gì và cấu trúc của nó ra sao? Cùng Aptech tìm hiểu thêm về phương pháp này trong bài viết sau nhé!
Nội dung
Microservice là gì?
Microservices là một phương pháp đặc biệt được sử dụng trong quá trình phát triển phần mềm. Phương pháp này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng những module đơn chức năng với những giao diện và cách thức hoạt động được xác định rõ ràng.
Phương pháp này hỗ trợ nhiều lợi ích cho những nhóm Agile hay DevOps. Những công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay như eBay, Amazon, Paypal, Twitter,… đều đã tiến hành phát triển chuyển từ những kiến trúc nguyên khối sang dạng Microservices.
Visit our partners www.fakewatch.is best replica watches shoes leaders in fashionable footwear!
Khái niệm này giải quyết những vấn đề hạn chế của hệ thống nguyên khối thông qua việc sử dụng những module hóa càng nhiều càng tốt. Microservices ở dạng đơn nhất có thể giúp xây dựng ứng dụng dưới dạng bộ các dịch vụ đơn lẻ nhỏ, mỗi dịch vụ này chạy với quy trình riêng và có khả năng triển khai độc lập. Những dịch vụ này có thể được triển khai bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Chúng thường được liên kết thông qua API và có thể tận dụng nhiều giải pháp tương tự như đã phát triển trong web và restfulAPI.
Lợi ích
Microservices được sử dụng ngày càng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp chuyên về phần mềm nhờ những lợi ích mà phương pháp này mang lại như:
Mã nguồn tinh gọn
Chính vì hệ thống được cấu hình từ những dự án nhỏ và từng dự án này đều rất cơ bản và chỉ tập trung vào một hay một vài những nghiệp vụ chính. Từ đó, code base và mức độ phức tạp của chúng đều không cao. Nhờ vậy mà nó hỗ trợ những tính năng hoạt động mượt mà và dễ dàng hơn trong công tác bảo trì hay mở rộng.
Bảo mật mã nguồn được tối ưu hóa
Việc những nhân viên ở từng dự án chỉ được phép truy cập vào mã nguồn của dự án đang phụ trách sẽ đảm bảo cho khả năng kiểm soát thông tin, dữ liệu dự án tổng tốt hơn. Từ đó, nếu có vấn đề bảo mật phát sinh, phạm vi truy vết ảnh hưởng sẽ được thu hẹp.
Tồn tại độc lập
Với khả năng tồn tại và hoạt động một cách độc lập, giúp cho nguy cơ ảnh hưởng lẫn nhau được giảm đến mức tối đa. Tức là, trong toàn hệ thống dịch vụ gồm nhiều dự án riêng, nếu một trong những dự án đó bị ảnh hưởng thì những dự án khác của dịch vụ vẫn sẽ hoạt động một cách bình thường. Như đã nêu trong bài viết này, bạn có thể duyệt qua danh sách các ưu đãi có sẵn cho điện thoại thông minh và các thương hiệu hàng đầu, đồng thời khám phá các gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Khả năng mở rộng độc lập
Tùy vào nhu cầu sử dụng, người phụ trách có thể tiến hành mở rộng quy mô của riêng đối với dịch vụ trong hệ thống. Tức là, mỗi dịch vụ trong hệ thống sẽ có khả năng mở rộng và phát triển riêng mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến những dịch vụ khác.
Kiến trúc của Microservices
Không có một định nghĩa chính thức về kiến trúc (architecture) chung của Microservices, cũng như không có những trình bày tiêu chuẩn nào về khái niệm này. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp này đều có những đặc điểm chung như:
- Phần mềm phát triển dựa trên phương pháp này có thể được chia thành nhiều các thành phần dịch vụ khác nhau.
- Phương thức hoạt động tương tự như hệ thống UNIX như nhận yêu cầu, xử lý yêu cầu và đưa ra phản hồi.
- Có phương pháp quản trị phi tập trung nhằm tạo ra những công cụ hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn.
- Hướng đến sự toàn diện nên được xây dựng nhằm tránh rủi ro từ thất bại
- Cấu trúc là thiết kế tiến hóa, thường được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Các hoạt động cơ bản của quy trình phát triển phần mềm
- Tìm hiểu Markdown là gì? Cú pháp sử dụng Markdown cơ bản
Những điều cần tuân thủ khi thiết kế Microservices Architecture
Khi tiến hành thiết kế Microservcies architecture, lập trình viên cần phải tuân thủ theo 6 tiêu chí sau đây để đảm bảo chất lượng kiến trúc:
- Nguyên tắc là phải giới hạn phạm vi và tập trung chính vào một nhiệm vụ để hỗ trợ phát triển và triển khai dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Trong khi thiết kế, lập trình viên cần giới hạn phạm vi các services theo nghiệp vụ, chức năng thức tế.
- Cần đảm bảo có thể thực thi và phát triển độc lập thành từng module riêng.
- Mục tiêu chính là sẽ thực hiện hiệu quả nhất có thể những nghiệp vụ đơn lẻ chứ không chỉ cơ bản là thực hiện những dịch vụ nhỏ hơn.
- Kích thước phù hợp của mỗi một service đó là kích thước để đáp ứng đủ những yêu cầu của một nghiệp vụ đơn trong hệ thống.
- Một service không nên sử dụng quá nhiều hàm hay các chức năng hỗ trợ xung quanh cũng như định dạng các thông báo đơn giản.
Ưu điểm và hạn chế
Tuy có nhiều ứng dụng và hỗ trợ trong quá trình phát triển phần mềm, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Ưu điểm
Một vài những ưu điểm có thể kể đến khi áp dụng trong phát triển phần mềm có thể kể đến như:
- Dễ phân phối và triển khai trong những ứng dụng phức tạp, quy mô lớn.
- Nhanh chóng tỏng cải thiện những tính năng bảo trì thông qua các service có đặc điểm tương đối nhỏ và dễ thay đổi
- Kiểm thử đơn giản, phát hiện lỗi sớm khi những services đang ở quy mô nhỏ.
- Cho phép dịch vụ được phát triển bởi các nhóm khác nhau. Khi đó, từng nhóm sẽ được triển khai và thử nghiệm cũng như mở rộng quy mô dịch vụ một cách độc lập.
- Nếu có lỗi xảy ra trong một dịch vụ của hệ thống thì những dịch vụ khác sẽ không bị ảnh hưởng, từ đó việc xử lý diễn ra đơn giản hơn thay vì ảnh hưởng lẫn nhau trong kiến trúc một khối thông thường.
- Dễ dàng thay đổi công nghệ khi triển khai những service bởi chúng có khả năng mở rộng độc lập.
Nhược điểm
Một vài những hạn chế tiêu biểu mà Microservices đang gặp phải như sau:
- Nhà phát triển phần mềm thường phải đối phó với sự phức tạp khi tiến hành một hệ thống có tính phân tán phi tập trung.
- Cần phải tiến hành implement việc giao tiếp giữa những services với nhau.
- Xử lý lỗi đơn lẻ khá phức tạp bởi hệ thống luồng xử lý cần đi qua rất nhiều các services khác nhau.
- Khai thực hiện những request trải rộng trên nhiều dịch vụ thì cần phải có sự liên kết và tương tác giữa các nhóm phát triển khác.
- Khó khăn trong đảm bảo tính toàn vẹn cho toàn cơ sở dữ liệu nếu tiến hành triển khai hệ thống theo các cấu trúc phân vùng.
- Nếu thực hiện thủ công việc triển khai và quản lý theo cách làm với ứng dụng thì sẽ vô cùng phức tạp.
- Lập trình viên cần phải quan tâm xử lý những vấn đề liên quan đến chậm kết nối, lỗi khi thông điệp không được truyền đi hay thông điệp được gửi đến nhiều đích trong cùng một lúc.
Với những chai sẻ tổng quan trên thì bạn đã hiểu rõ Microservice là gì, kiến trúc cơ bản cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho quá trình phát triển hệ thống phần mềm. Đồng thời cũng thấy được những hạn chế mà phương pháp này còn tồn đọng. Hy vọng rằng, những nhà phát triển sẽ hiểu và sử dụng trong công việc phát triển phần mềm của mình trong tương lai! Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về tuyển sinh aptech, học bổng aptech, học phí aptech và các khóa học aptech tại website của chúng tôi.
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |