Thiết kế web là một trong những công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi thu nhập ổn định và nhu cầu việc làm cao. Không chỉ vậy, việc tiếp cận với các ngôn ngữ, công cụ lập trình website cũng tương đối dễ hơn so với việc lập trình game, IoT hay ứng dụng. Tuy nhiên, việc một người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình website cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà tiêu biểu là không biết mình phải học gì. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp tương tự, đây sẽ là bài viết dành cho bạn.
1. Định hướng của một người học thiết kế web
Thiết kế web là công việc tạo lập nên các website để chủ yếu phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, tiếp thị của cá nhân, doanh nghiệp. Trong đó, mọi website sẽ bao gồm một giao diện người dùng, là nơi hiển thị mọi thứ mà người dùng tương tác với website. Tuy nhiên nếu chỉ có giao diện, website của bạn sẽ chẳng khác gì một cái vỏ rỗng chẳng có tính năng gì. Do đó, nó cần được lập trình các tính năng hữu ích để giúp trang web phục vụ tốt hơn cho người dùng. Việc thiết kế giao diện được gọi là Front end còn việc lập trình các tính năng web được gọi là Back end.
Thường thì các lập trình viên website sẽ tập trung riêng vào Front end hoặc Back End. Tuy nhiên với xu hướng tuyển dụng các lập trình viên Full stack như hiện nay, thì hầu hết các lập trình viên đều phát triển theo hướng thuần thục cả 2 kỹ năng này. Mặc dù việc này khiến thời gian học lâu nhưng mức lương và định hướng phát triển của các lập trình viên full stack sẽ đa dạng hơn rất nhiều.
2. Vậy học lập trình front end cần những gì?
Học lập trình front-end dù thiên nhiều về thiết kế giao diện website, tuy nhiên về bản chất thì giao diện này vẫn được tạo nên từ các dòng lệnh. Do đó bạn sẽ cần học một số ngôn ngữ như:
- HTML và CSS: Đây là các ngôn ngữ cơ bản và không thể thay thế trong quá trình lập trình web, đóng vai trò giúp cho website có thể hiển thị được ở nhiều định dạng hấp dẫn khác nhau. Nếu không có chúng, thứ hiển thị trên website của bạn chỉ có văn bản đơn giản và thuần túy và thậm chí không có cả hình ảnh. HTML sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề này. Bên cạnh đó, CSS sẽ giúp cho bạn định dạng cùng lúc toàn trang hoặc nhiều trang một cách đơn giản và nhanh chóng. Nó cũng giúp cho phần code HTML được tinh gọn và dễ nhìn hơn.
- Javascript: HTML và CSS có thể là đã đủ với những website không có quá nhiều yêu cầu về tính năng. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, các website ngày càng cần nhiều tính năng thú vị để phục vụ tốt trải nghiệm người dùng hơn. Đây là lúc bạn cần đến Javascript. Bạn có thể dễ dàng thấy được các thành phần của Javascript trên các website hiện nay như bản đồ tích hợp trên web, các trò chơi trực tuyến trên trình duyệt
- WordPress: Để quản trị các nội dung trên website, bạn cần có một hệ quản trị tương ứng được gọi tắt là CMS. WordPress là CMS đơn giản và dễ dùng nhất hiện nay với giao diện trực quan và khả năng thêm các tính năng cần thiết với Plug-in cài đặt trực tiếp. Khi sử dụng wordpress những người không có kiến thức lập trình cũng có thể dễ dàng làm quen và sử dụng hiệu quả.
3. Thế còn Back end thì sao?
Với những bạn tập trung vào Back end hoặc đi theo hướng full stack thì sẽ cần tập trung học các kiến thức sau:
- Các ngôn ngữ lập trình website: Tất nhiên rồi! Mọi thứ trên website được vận hành bởi những câu lệnh và bạn sẽ chính là người tạo ra chúng, cung cấp cho bạn khả năng tạo ra những chương trình phức tạp như vậy chính là các ngôn ngữ lập trình website chuyên sâu. Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình để bạn lựa chọn như Java, C#, PHP, Python, Ruby… và mỗi cái lại mang một điểm mạnh riêng. Ví dụ như PHP, Python, Ruby rất nhẹ và dễ chạy tuy nhiên lại không phù hợp với các web phức tạp. Ngược lại, C#, Java thì khó học và nặng hơn khá nhiều nhưng lại có tính bảo mật cao và rất phù hợp với các website phức tạp.
- Các kiến thức về máy chủ và tên miền: Mặc dù tên miền thì chỉ cần mua từ các bên cung cấp và bạn cũng gần như không bao giờ phải tự tạo máy chủ cho riêng mình và duy trì nó. Tuy nhiên để có thể sử dụng dịch vụ từ các bên cung cấp, bạn cần phải nắm được cách mà chúng vận hành ra sao? Cách bật SSL như thế nào? Máy chủ vận hành ra sao? Phải làm gì khi có lỗi xuất hiện?
- SQL và Database: Mặc dù không phải tất cả nhưng nhiều website nhưng có một số website sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ các tài nguyên web. Do đó bạn cần nắm được các kiến thức về Database cũng như phương thức để truy vấn dữ liệu SQL.
- Các kiến thức về an ninh mạng: Website là tài nguyên quan trọng của tất cả các công ty và là bị rất nhiều đối tượng xấu nhắm đến. Do đó, nhiệm vụ của bạn là phải đảm bảo an toàn cho website mà mình tạo ra, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. Các kiến thức này không chỉ là xử lý các lỗ hổng website như thế nào mà còn là cách để bạn khắc phục các vấn đề nếu có để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Đây có thể xem như một trong những kiến thức bắt buộc với bất cứ lập trình viên website nào.
- GitHub: Mặc dù không phải là một trong những tác nhân có ảnh hưởng đến website nhưng GitHub lại là nền tảng được các công ty lớn sử dụng để các nhân sự lập trình web có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng. Do đó, nếu có thời gian thì bạn cũng nên thử tìm hiểu cả GitHub để dễ dàng thích nghi với công việc tại các tập đoàn lớn hơn.
Bạn thấy đó, có quá nhiều thứ cần phải học khi bạn bắt đầu tìm hiểu về mảng lập trình web này. Tuy nhiên, nếu đã có thể học và làm việc trong mảng này, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt với mức đãi ngộ rất cao và lương rất hấp dẫn.
FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |