Thực tế cho thấy hiện nay vẫn có rất nhiều người cảm giác khi đứng trước đám đông họ sẽ bị nhìn một cách “trần trụi” và “phơi bày” tất cả những sự riêng tư của mình. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên cũng luôn tồn tại nỗi lo sợ hay e ngại khi chia sẻ vấn đề nào đó trước đám đông. Chính vì vậy FPT Aptech đã kết hợp với Học viện Chiến lược Nhân sự HSM tổ chức Giờ học Doanh nghiệp (GHDN) Online: “KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH: Từ tự ti đến TỰ TIN” chiều 18/09 vừa qua nhằm giúp các bạn sinh viên trở nên tự tin hơn khi thuyết trình cũng như bày tỏ quan điểm cá nhân.

Thuyết trình là sự thể hiện cá nhân cho nên không cần quá cứng nhắc, cô Mai đã chia sẻ rằng các bạn sinh viên hãy học và nhớ theo cách mà thoải mái nhất có thể qua cách dẫn chuyện gần gũi.

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao Nick Vujicic dù không hoàn hảo nhưng lại có thể tự tin mà đứng trước đám đông thuyết trình, đi khắp nơi thế giới để truyền động lực về cuộc sống cho mọi người hay không? Hoặc tại sao cứ mỗi khi đứng trước đám đông thuyết trình hay bày tỏ quan điểm là bản thân mình lại trở nên lúng túng, mặt đỏ, tim đập loạn xạ hay không? Đó là do chúng ta đang thiếu kỹ năng thuyết trình – một trong những kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết hàng đầu trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Cô Phạm Xuân Mai là người có kinh nghiệm dày dặn về kỹ năng thuyết trình.

Phụ trách hướng dẫn lớp T2108A và T2106A trong chủ đề này là cô Xuân Mai – Trưởng phòng Đào tạo Tổ chức Anh Ngữ YOLA, Business Trainer/ICF Certified Coach của Học viện Chiến lược Nhân sự HSM. Với sự dày dặn kinh nghiệm trong nhiều năm nghiên cứu cũng như giảng dạy kiến thức về thuyết trình. cô Mai đã giúp các bạn sinh viên vừa học được nhiều kiến thức bổ ích vừa thực hành trực tiếp ngay trong giờ học.

Cả lớp đã có màn tương tác và làm quen nhau vô cùng thú vị trước khi giờ học chính thức bắt đầu.

Bạn Đức Huy lớp T2106A đã có những chia sẻ trước khi bắt đầu giờ học rằng: “Khi được làm quen cũng như tham gia giờ học với các bạn mình cảm thấy rất vui, vì mình cảm giác khi trò chuyện mình được sống lại những năm tháng sục sôi và hoài bão hơn hẳn so với độ tuổi 25 của mình. Mình vốn là một người không giỏi ăn nói, nhiều khi hơi thẳng tính quá nên khiến người khác phật lòng. Mình hi vọng rằng, sau giờ học này mình có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp để cuộc sống và công việc thuận lợi hơn”.

Những yếu tố cần chú trọng để nâng cao kỹ năng thuyết trình

Nhà tỷ phú người Mỹ đã từng nói về kỹ năng thuyết trình rằng: “Với một số người nó là tài sản quý giá,nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hay 60 năm”.

Ngày nay, trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, công việc chúng ta sẽ cần trình bày các ý kiến, quan điểm trước đám đông. Khi đó, kỹ năng thuyết trình là vấn đề “mấu chốt” quyết định liệu chúng ta có thể thuyết phục, tạo động lực cho những người xung quanh hay không.

Thuyết trình hiểu một cách đơn giản là trình bày quan điểm/thông tin của bản thân một cách thuyết phục – đây cũng chính là mục đích chính của người thuyết trình.

Cả lớp cũng được xem một trích đoạn trong bộ phim “Sói già phố Wall” để thấy được tầm quan trọng của tone giọng, biểu cảm, thái độ, cách nhấn nhá key words khi thuyết trình.

Thuyết trình – Đọc bài – Chia sẻ đều là những hoạt động được thực hiện bằng lời nói, tùy theo mục tiêu, đối tượng, hoàn cảnh mà cần xác định được những đặc điểm khác nhau để sử dụng hình thức cho phù hợp và đạt được chất lượng như mong muốn. Có rất nhiều người không xác định được đúng những yêu cầu cần có khi thuyết trình hoặc nhầm lẫn các kỹ năng trong thuyết trình với đọc bài hay chia sẻ, chính điều đó đã khiến cho bài/buổi thuyết trình không đạt hiệu quả cao.

Việc phân biệt giữa thuyết trình – đọc bài – chia sẻ được thực hiện trên 4 yếu tố: Mục tiêu, cảm xúc, giọng điệu, tương tác. Mỗi một yếu tố đóng vai trò quan trọng thể hiện được liệu bạn có đang dùng hình thức đúng đắn cho phù hợp với đối tượng của mình hay hoàn cảnh có phù hợp cho hình thức bạn đang sử dụng hay không.

Các thành viên được chia thành nhóm trong lớp và bày tỏ quan điểm về 3 hình thức Thuyết trình – đọc bài – chia sẻ: Mỗi một cách thức trình bày cần được xác định đúng đặc điểm, mục đích, đối tượng và hoàn cảnh để đạt được chất lượng hiệu quả.

Thuyết trình không chỉ là thuyết phục, mà còn là tạo sức ảnh hưởng

Thuyết phục là một trong những mục đích chính của thuyết trình. Tuy nhiên, nhiều khi hiệu quả của buổi thuyết trình sẽ đạt được hiệu quả và hiệu ứng tốt hơn khi chúng ta không chỉ là thuyết phục người nghe, mà còn có thể tạo ra ảnh hưởng (tác động đến suy nghĩ của người nghe một cách mãnh liệt), hay kích thích người khác hành động (xu hướng thay đổi hành vi và ý thức xã hội).

Hãy tận dụng cả những kỹ năng cá nhân để thuyết phục người nghe, điều phối họ nghĩ và hành động theo mạch chính của bạn, khi  đó bạn sẽ có thể trở thành một người thuyết trình tạo ảnh hưởng.

Cô Mai đã chia sẻ 3 năng lực cần có để có thể rèn luyện và trở thành một người thuyết trình tạo ảnh hưởng, bao gồm: Điều phối – gây ảnh hưởng, thiết kế nội dung và trình bày thuyết phục. Mỗi một năng lực này cần được sử dụng hòa hợp nhuần nhuyễn với nhau trong buổi thuyết trình để tạo được hiệu hiệu quả như mong muốn.

Nội dung tốt – “Viên gạch” quyết định giúp xây nên một ngôi nhà đẹp

Như đã trình bày ở trên, nội dung tốt chính là nền tảng để người thuyết trình nắm bắt được “mạch chính” và có cơ sở để thuyết phục người nghe. Mỗi một nội dung tốt đều cần phải có sự đầu tư về mặt thời gian và công sức để tìm hiểu và thiết kế nên dữ liệu cho phù hợp hợp với bài thuyết trình.

Quân J trong Casino còn có tên là PAM. Chính vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy quân quân cờ này thì có thể liên tưởng đến nguyên tắc PAM – sự chuẩn bị.

Để xây dựng được nội dung cho phù hợp, cần xác định đến những yếu tố sau để tránh đi “sai đường”: Purpose (mục đích) – Audiences (khán giả) – Message (thông điệp), đây còn được gọi là nguyên tắc PAM. Mục đích để xác định bạn thuyết trình cho điều gì, audiences chính là đối tượng mà bạn thuyết phục là ai để sử sử dụng ngôn ngữ, biểu cảm, cách thức một cách phù hợp, message chính là thông điệp bạn muốn truyền tải trong và sau quá trình thuyết trình.

Cả lớp cũng vô cùng nhiệt tình trong việc bày tỏ quan điểm cũng như tương tác với nhau trong giờ học.

Sử dụng cấu trúc “cây đinh” cho một bài thuyết trình chuyên nghiệp

Tổng quan cấu trúc của bài thuyết trình gồm có 3 phần cơ bản: Mở – Thân – Kết. Mỗi phần đều đảm nhận một chức năng riêng, nhưng mục tiêu cuối cùng là xây dựng bài thuyết trình thật thu hút, ấn tượng, có điểm nhấn để người nghe tập trung vào bài thuyết trình của bạn từ đầu tới cuối.

Mỗi một phần đều có những vai trò và yêu cầu khác nhau, cần sử dụng một cách phù hợp để tạo nên tổng thể một bài thuyết trình tốt. Đặc biệt, trong phần trả lời câu hỏi của cô Mai về ý nghĩa và phân tích cấu trúc cây đinh, bạn Đức Huy lại một lần nữa trả lời đúng và nhận nhận được một phần quà là cuốn sách TED Talk từ cô Mai.

Cấu trúc cây đinh này được liên tưởng tưởng để áp dụng cho một bài thuyết trình:

Phần đỉnh nhọn của đinh nhằm tạo sự thu hút và để cấp đến vào mục tiêu/ nội dung chính của buổi thuyết trình.

Phần thân đinh thẳng chỉ ra nội dung của bài thuyết trình cần được triển khai một cách logic, mạch lạc, có tính thuyết phục.

Phần cán đinh như là một cú “chốt hạ” kiến thức để cho những nội dung đó ấn tượng và được giữ lại trong đầu người xem, người nghe.

“Khi thính giả chưa lắng nghe thì bạn đừng có nói”

Theo cấu trúc cây đinh, điều quan trọng cấu trúc của bài thuyết trình hiệu quả chính là phần mở đầu. Phần mở đầu phải thu hút được sự chú ý của người nghe. Chúng ta cần phải nêu rõ mục tiêu và nội dung vì ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Nó tác động và chi phối tới toàn bộ bài thuyết trình của bạn cho nên “khi thính giả chưa lắng nghe thì bạn đừng có nói”.

Cô Mai chia sẻ, việc mở đầu một bài thuyết trình giống như cất cánh một chiếc máy bay vậy, máy bay có êm, khiến cho hành khách thoải mái thì những phần sau họ mới cảm thấy hứng thú, từ đó bài thuyết trình mới mới có thể đạt hiệu quả tốt được.

Bên cạnh đó, cô Mai cũng chia sẻ một vài cách để có thể mở đầu một bài thuyết trình thật thu hút và ấn tượng như: Phát biểu gây chú ý (so sánh, liên tưởng), dẫn chứng bằng số liệu cụ thể, sử dụng câu chuyện cá nhân, trải nghiệm bản thân, trích dẫn những câu chuyện ngụ ngôn, đặt câu hỏi…những điều này nhằm để cho người xem, người nghe có điểm chung, kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người và phần nào có thể thu thập thông tin từ audiences.

Nội dung thu hút là yếu tố giúp “giữ chân” người xem

Nếu như phần mở đầu giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút và tạo ấn tượng, giúp họ chú ý đến bài thuyết trình của bạn thì nội dung chính là yếu tố giúp giữ chân người xem cho đến cuối cùng. Một mở đầu hay chỉ thu hút trong nhất thời, nội dung hay sẽ giúp học chú ý lắng nghe, từ đó có thể thay đổi hành vi và quan điểm xã hội từ bài thuyết trình của bạn.

Một nội dung tốt cần được phát triển theo công thức 3W:

What (nêu vấn đề, lý luận chung, quan điểm, hiện trạng định nghĩa, khái niệm..) – đây là yếu tố “đánh vào chỗ ngứa” hoặc vấn đề mà họ đàn quan tâm, kích thích họ suy nghĩ và liên tưởng theo chiều hướng mà bạn đưa ra.

So What (tác động, số liệu thống kê, hệ quả, ý nghĩa lịch sử…) – yếu tố này giúp mở rộng và “gãi sâu hơn vào chỗ ngứa” của khán giả bằng những minh chứng lý luận rõ ràng và cụ thể

Now What (giải pháp, cách làm, đề xuất, kêu gọi sự hành động, liên kết..) – đây giống như “tinh dầu” giúp khán giả phần nào xoa dịu nỗi đau, các vấn đề liên quan đến họ.

Trong phần thực hành, bạn Đức Huy chỉ sau 4 phút chuẩn bị đã có một phần mở đầu khá suôn sẻ và tốt đẹp với nội dung về tinh thần sức mạnh của thể thao thuyết trình trước lớp và dược cô Mai đã giành nhiều lời khen ngợi.

Huy đã có phần mở đầu sử dụng câu chuyện có thật để tạo thu hút, nêu tấm gương nhiều người biết tới và ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, cô cũng có góp ý cho Huy rằng nên nhấn mạnh hơn về hành trình khó khăn, xoáy sâu về quá khứ của bản thân, và tập trung vào sự thay đổi của bản thân ở hiện tại (before – after – quá trình), sử dụng thêm biểu cảm khuôn mặt và nhấn mạnh vào những từ khóa.

Ngoài ra, cô Mai cũng chia sẻ một vài bí quyết để bài thuyết trình hoàn hảo hơn như không xin lỗi khi bắt đầu thuyết trình – “em xin lỗi các thầy cô vì vấn đề này em không hiểu rõ lắm/chưa có nhiều thời gian tìm hiểu kĩ, mong thầy cô thông cảm cho sai sót của em”, điều này sẽ khiến thầy thầy cô mất thiện cảm ngay từ đầu tiên.

Hay nên in phần dàn bài của mình ra để tránh bị quên hoặc không nên kết thúc cụt lủn “bài thuyết trình của em đến đây là hết ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe”, điều này sẽ gây ra cảm giác hụt hẫng, nên nói “Dạ trên đây là bài thuyết trình của nhóm em, nếu trong quá trình tìm hiểu vấn đề của nhóm em có gì sai hoặc thiếu sót mong thầy cô và các bạn góp ý để em có thể hoàn thiện thêm. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe”, chỉ những chi tiết nhỏ nhưng có thể nâng cao ấn tượng trong mắt người khác về bài thuyết trình của bạn, cô Mai chia sẻ.

Trước giờ học mình chỉ hi vọng rằng sau khi tham gia giờ học có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình cũng như tự tin hơn khi nói trước đám đông để có thể bày tỏ và thể hiện được kiến thức của mình, nhưng sau khi học xong mình cảm thấy mình không chỉ có thêm kỹ năng và trở nên tự tin hơn mà còn có thể hạn chế và khắc phục tật nói lắp nữa, mình thật sự cảm ơn cô rất nhiều vì buổi học này” – là điều mà bạn Anh Tuấn từ lớp T2106A cảm nhận.

Bạn Hoàng Thảo cũng chia sẻ rằng “Sau buổi học mình đã biết cách rút kinh nghiệm thuyết trình cho các buổi bảo vệ đồ án sắp tới, và mình có thể học luyện tập nói trước gương để cải thiện kỹ năng thuyết trình”.

Một buổi học kéo dài trong hơn 4 tiếng không chỉ có kỹ năng kiến thức được trao đi mà còn có rất nhiều sự tiến bộ cũng như cải thiện về kỹ năng thuyết trình đã được các bạn sinh viên tiếp thu và áp dụng ngay lập tức. Mong rằng các bạn sẽ luôn nỗ lực nâng cao và cải thiện thêm các kỹ năng của bản thân để luôn gặp được nhiều thuận lợi, thành công trong học tập, công việc cũng như cuộc sống.

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96