Mùa tuyển sinh đại học 2018, Công Nghệ Thông Tin (CNTT) tiếp tục là ngành hot bởi lượng hồ sơ đăng ký vượt quá hàng trăm lần so với chỉ tiêu, trong khi mức điểm chuẩn xét tuyển tương đối cao. Ứng tuyển học ngành CNTT tại các trường đại học top đầu trở thành cuộc cạnh tranh giữa các thí sinh giỏi. Cánh cửa theo đuổi con đường lập trình viên đang ngày càng hẹp lại với các thí sinh học lực trung bình khá. CNTT thống trị với điểm xét tuyển ngất ngưởng Lướt qua điểm tuyển sinh của các trường đại học top đầu như ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, …có thể dễ dàng nhận thấy, ngành CNTT đều có điểm chuẩn trên ngưỡng 20 điểm. Đặc biệt, điểm xét tuyển vào khoa CNTT của Bách Khoa Hà Nội đạt ngưỡng 25.35, là mức điểm chuẩn cao nhất tất cả các khối ngành. Lý do CNTT lấy mức điểm chuẩn cao “ngất ngưởng” vì ngành này được đánh giá là ngành “hợp thời” với sự phát triển vượt trội của cách mạng công nghiệp 4.0, là mảnh đất màu mỡ cho các thí sinh đam mê công nghệ, học xong ra trường có việc làm ngay với mức lương khá cao, hơn hẳn các ngành khác. Bởi vậy tất cả các trường đào tạo CNTT đều “hút” thí sinh nộp hồ sơ, dẫn đến số lượng đăng ký vượt nhiều lần so với chỉ tiêu, và các trường buộc phải loại trừ các thí sinh theo mức điểm từ trên xuống, khiến điểm xét tuyển đầu vào rất cao. Trường càng cao, cửa càng hẹp Các trường muốn “hút” đầu vào chất lượng, do đó lấy điểm cao, nhưng tỷ lệ chọi vô cùng khốc liệt, mặc định chỉ có thí sinh giỏi mới đủ tiêu chuẩn “đặt chỗ” tại các trường top đầu. Tiêu biểu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ngành CNTT có tỷ lệ chọi tới 1/8. Tức là, trong 8 thí sinh ứng tuyển, chỉ có 1 thí sinh được chọn. Còn ngành CNTT ĐH Bách Khoa Đà Nẵng còn chọi khủng khiếp hơn với tỷ lệ 1/9,71. Chỉ tiêu tuyển sinh là 230 nhưng có đến 2,234 hồ sơ đăng ký. Với thực trạng này, nếu bị trượt nguyện vọng 1 thì cơ hội đỗ nguyện vọng 2 CNTT của các thí sinh rất mong manh, mặc dù đã nhiều trường hạ điểm chuẩn. Mặt khác CNTT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao, đòi hỏi người học có nền tảng tốt, tư duy thực tiễn và kỹ năng làm việc dự án thành thạo. Như vậy chỉ các trường top đầu mới có đủ năng lực đào tạo, trang bị cho sinh viên những lợi thế cạnh tranh, đảm bảo có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Xu hướng học chương trình quốc tế cho sĩ tử đam mê CNTT Với những thí sinh đam mê CNTT, nhưng lại không đủ điểm vào các trường top đầu, các em nên làm gì? miễn cưỡng theo học những ngành không yêu thích trong các trường đại học top dưới, hoặc phải mất thời gian để xét tuyển vào năm sau, hay tiếp tục nuôi dưỡng sở thích về CNTT? Phần lớn các thí sinh lựa chọn rẽ nhánh học CNTT tại các đơn vị đào tạo quốc tế để theo đuổi đam mê của mình. Nếu các trường đào tạo CNTT thông thường vẫn coi nặng lý thuyết hơn thực hành, thì các chương trình quốc tế hiện nay đánh giá cao việc đào tạo “theo đơn đặt hàng” của doanh nghiệp. Theo cấu trúc chuẩn quốc tế, tổng giờ học thực hành được phân bổ lên đến 50% tổng thời lượng chương trình học (ít nhất 400 giờ), chưa kể giáo trình luôn cập nhật các công nghệ mới, giảng viên thực chiến giàu kinh nghiệm, môi trường học tập hiện đại, phát triển kĩ năng cho sinh viên qua những buổi trải nghiệm tham quan doanh nghiệp…. Đó là điểm cộng khiến đa số thí sinh hướng sang chương trình CNTT quốc tế. Học lập trình tại các đơn vị đào tạo CNTT quốc tế đang là xu hướng nổi bật trong mùa tuyển sinh 2018 của các teen mê công nghệ. Song hành áp dụng những ứng dụng công nghệ mới nhất trong doanh nghiệp vào bài giảng, là các đồ án gắn liền thực tiễn, không mất thời gian theo học các môn đại cương như các trường đại học công lập hiện tại. Trong buổi khai giảng của một trong những đơn vị đào tạo CNTT quốc tế uy tín nhất hiện nay, bạn Thành Trung, sinh viên khóa 19 cho biết: “Không đỗ nguyện vọng 1 vào Bách Khoa, bạn em có mách tham khảo các chương trình quốc tế, e khá e dè vì sợ học phí cao. Sau khi tham gia hội thảo định hướng, cân nhắc và đặt lên bàn cân, em nhận thấy nếu học tại Aptech, em chỉ mất khoảng 2 năm, tiết kiệm nhiều công sức, thời gian so với chi phí bỏ ra. Thích nhất là trường có liên kết với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra, nên sau khi tốt nghiệp, ít nhất em có “điểm tựa” công việc cơ bản và không lo thất nghiệp…”. Mùa tuyển sinh 2018 cho thấy thí sinh và phụ huynh đã có những lựa chọn phân loại rõ ràng với những ngành học đáp ứng nhu cầu xã hội, không còn tâm lý chạy theo “đám đông”, không đăng ký theo trào lưu. Sinh viên ra trường muốn tiếp cận cơ hội việc làm mơ ước, cần hiểu những gì doanh nghiệp muốn và học những gì doanh nghiệp cần. Nếu không thể lách qua khe cửa hẹp vào đại học top trên, thì vẫn còn nhiều cánh cửa khác mang đến cho các em những trải nghiệm theo đúng đam mê và mở ra con đường sự nghiệp tiềm năng trong tương lai. Aptech – Tập đoàn tiên phong của Ấn Độ về giáo dục và đào tạo CNTT với hơn 1350 trung tâm vận hành tại 40 quốc gia trên thế giới kết hợp cùng NCC Education (đơn vị giảng dạy CNTT và kinh doanh, cấp bằng chính phủ Anh), liên kết đào tạo chương trình lập trình quốc tế ACCP – L5 (DC) cho sinh viên Việt Nam. Theo học chương trình ACCP –L5 (DC), sinh viên được đào tạo song hành thực tế với trên 400 giờ thực hành trong tổng số 780 giờ học; tham gia vào các chương trình tham quan trải nghiệm thực tế doanh nghiệp; được tiếp cận công nghệ mới nhất IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, “Hacker Mũ trắng”, “thám tử máy tính”…. Chương trình gói gọn trong 2 năm với học phí chỉ bằng 1/8 du học, sinh viên ra trường sẽ được nhận song bằng quốc tế do Aptech Ấn Độ và NCC Anh Quốc cấp, có thể chuyển tiếp lên bậc học cao hơn tại Anh, Úc, Canada,… hoặc học trực tuyến theo chương trình ĐH UCLAN, Anh Quốc ngay tại Việt Nam. |
|
(theo 24h.com) |