Khái niệm về UAT còn khá mới lạ với những người dùng mới, nó là yếu tố quan trọng quyết định về sự thành công của sản phẩm. Vậy UAT là gì? Cách thức thực hiện UAT ra sao? Hãy cùng FPT Aptech tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

UAT là gì?
UAT là gì?

UAT là gì?

UAT là từ viết tắt của User Acceptance Testing, được gọi là kiểm thử chấp nhận người dùng. Đây là một loại kiểm thử được thực hiện bởi người dùng cuối cùng hoặc khách hàng để xác nhận lại hệ thống hoặc phần mềm trước khi được ra mắt ra ngoài thị trường. UAT là giai đoạn thực hiện kiểm thử cuối cùng trước khi hệ thống/phần mềm được vận hành chính thức.

Mục đích của việc này chính là kiểm tra lại quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối. Kiểm thử chấp nhận được thực hiện trong môi trường thử nghiệm riêng với môi trường dev. Đây chính là kiểm thử hộp đen với hai hoặc nhiều người dùng cuối thử nghiệm.

Tại sao phải thực hiện UAT (kiểm thử chấp nhận)

Các developer (lập trình viên) dựa vào những hiểu biết của riêng bản thân để phát triển các phần mềm và có thể không giống như những gì khách hàng yêu cầu cần có từ phần mềm. Hoặc có sự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án không được thông báo tới các lập trình viên. Bởi vậy, để có thể kiểm tra xem sản phẩm có được người dùng cuối chấp nhận hay không thì cần có thử nghiệm chấp nhận từ người dùng (UAT).

Kiểm thử chấp nhận bao gồm một vài kiểu kiểm thử như sau:

  • Unit Testing (Kiểm thử đơn vị): kiểm tra các module riêng lẻ hoặc phần mềm
  • Integration Testing: kiểm tra tính hợp
  • Security Testing: kiểm tra bảo mật
  • API Testing: kiểm thử chức năng
  • Performance Testing: kiểm thử thử tính ổn định của phần mềm

Ai là người thực hiện UAT

Như tên gọi của nó, UAT (kiểm thử chấp nhận người dùng) sẽ được thực hiện bởi khách hàng hoặc chính người dùng. Người thực hiện UAT phải là những người hiểu được các yêu cầu của phần mềm, mục đích hướng tới của phần mềm, khả năng sử dụng phần mềm như người dùng cuối. Ngoài ra, những người này cũng phải có tư duy phân để các trường hợp và kết hợp được các dữ liệu để đảm bảo được sự thành công cho giai đoạn kiểm thử chấp nhận (UAT).

Ai là người thực hiện UAT
Ai là người thực hiện UAT

Thực hiện UAT khi nào?

Kiểm thử chấp nhận (UAT) chính là bước cuối cùng trước khi vận hành sản phẩm, vậy nên nó được thực hiện sau khi sản phẩm đã trải qua được các bước kiểm tra hệ thống trước đó như:

  • Tổng hợp những đặc tả yêu cầu của sản phẩm
  • Phát triển mã code phần mềm đầy đủ
  • Hoàn thành kiểm thử thành phần, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống
  • Khắc phục lỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sản phẩm
  • Thực hiện kiểm thử quy hồi cho sản phẩm

Quy trình thực hiện UAT

Quy trình thực hiện UAT
Quy trình thực hiện UAT

Sau khi đã đáp ứng được tất cả các điều kiện để được chấp nhận thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận (UAT) thì quy trình sẽ được diễn ra theo 5 bước cơ bản, cụ thể như sau:

Bước 1: Phân tích mô tả yêu cầu

Bước quan trọng nhất trong việc kiểm thử chấp nhận chính là xác định và phân tích được các tình huống kiểm thử (test scenario). Việc xây dựng lên các tình huống kiểm thử, các tester có thể dựa vào các tài liệu như:

  • Project Charter (điều lệ dự án)
  • Business Use Cases (trường hợp sử dụng kinh doanh)
  • Process Flow Diagram (sơ đồ quy trình)
  • Business Requirements Document (tài liệu đặc tả yêu cầu nghiệp vụ)
  • System Requirements Specification (tài liệu đặc tả yêu cầu hệ thống)

Bước 2: Lập kế hoạch kiểm thử chấp nhận (UAT)

Để đảm bảo sản phẩm đáp đứng được các yêu cầu nghiệp vụ, tester cần phác thảo lên được chiến lược kiểm thử. Kế hoạch kiểm thử chấp nhận (UAT) thường có các đề mục như:

  • Entry và Exit criteria for UAT
  • Test Scenarios
  • Test Cases (trường hợp kiểm thử)
  • Timeline (lịch trình kiểm thử)
  • Test Data (dữ liệu đầu vào)

Trong kế hoạch kiểm thử không bắt buộc phải có hết các mục trên, có thể có tất cả các mục hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng sản phẩm.

Bước 3: Chuẩn bị các trường hợp, tình huống, dữ liệu thử nghiệm (test scenario, test case, test data)

Việc xác định được các trường hợp thử nghiệm tương đương với các quy trình nghiệp vụ, đồng thời nó giúp cho tester thiết kế lên các trường hợp kiểm thử rõ ràng, cụ thể và chính xác. Khi viết test case (trường hợp kiểm thử) phải đầy các tình huống thử nghiệm đã được xác định lúc đầu. Ngoài ra, các tester có thể sử dụng các use case khi xây dựng lên test case (trường hợp kiểm thử). Về dữ liệu thử nghiệm (Test Data), người kiểm thử cần dùng các kỹ thuật bảo mật, mã hóa dữ liệu trước khi lưu trữ.

Bước 4: Tiến hàng thực hiện kiểm thử chấp nhận (UAT)

Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, UAT sẽ được thực hiện trong phòng họp. Ở đây, người dùng, các QC và nhóm tester (kiểm thử) sẽ tiến hành thực hiện kiểm thử và quá trình này được thực hiện khoảng từ 1-3 ngày để thực thi các test case.

Kết thúc kiểm thử chấp nhận (UAT), người dùng sẽ có những quyết định là có chấp nhận sản phẩm hay không. Nếu như người dùng không chấp nhận thì sẽ phải trao đổi lại giữa các bên liên quan để chỉnh sửa cho đến khi được chấp nhận.

Bước 5: Xác nhận kết quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Sau khi kết thúc thử nghiệm chấp nhận (UAT), quản lý dự án sẽ gửi thư ký kết tới người dùng. Nếu như sản phẩm đạt yêu cầu và không có vấn đề xảy ra thì sẽ cho sản phẩm ra mắt.

Kiểm thử chấp nhận (UAT) chính là bước quan trọng cuối cùng của một dự án trước khi đưa ra thị trường. Việc thực hiện kiểm thử chấp nhận (UAT) giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như giúp cho việc phát hiện ra những lỗi không đáng có để sản phẩm được hoàn thiện nhất.

Bài viết trên đây, FPT Aptech đã chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết về UAT (User Acceptance Testing) là gì cũng như các bước để thực hiện UAT. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm kiểm thử chấp nhận này. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua website https://aptech.fpt.edu.vn hoặc liên hệ qua số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96