11 Các hoạt động cơ bản của quy trình phát triển phần mềm

Nếu bạn đang thắc mắc thời gian cần để có thể hoàn thành một phần mềm là bao lâu thì bạn cần phải hiểu về khái niệm quy trình phát triển phần mềm. Quy trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiến độ hoàn thiện một chương trình ứng dụng. Cùng tìm hiểu tổng quan quy trình này cùng với FPT Aptech nhé!

Thế nào là quy trình phát triển phần mềm?

Một quy trình đảm bảo và hợp lý sẽ tạo ra những phần mềm đạt chuẩn, hỗ trợ tương tác hóa những hoạt động và các yếu tố của phần mềm với nhau một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Từ đó quy trình phần mềm đem lại chất lượng và tăng giá trị cạnh tranh cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thế nào là quy trình phát triển phần mềm?
Thế nào là quy trình phát triển phần mềm?

Khái niệm quy tình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm được hiểu là tập hợp những hoạt động được tổ chức hướng đến mục tiêu chung là xây dựng và phát triển một chương trinh ứng dụng, phần mềm. Các thuật ngữ tương tự đó là quy trình phần mềm hay vòng đời phần mềm. Nó được coi là phần của quy trình phát triển hệ thống, vì thế đây là kiến thức cơ bản mà những nhà phát triển hay kiểm thử phần mềm đều cần nắm vứng.

Tại sao quy trình phát triển phần mềm lại quan trọng như vậy?

Có rất nhiều lý do khiến quy trình này trở nên quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là những tổ chức chuyên về phần mềm. Một vài lý do có thể kể đến như:

  • Quy tình này cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch, ước tính và lập lịch cho dự án.
  • Cung cấp một khuôn khổ nghiêm ngặt cho danh sách những hoạt động cần thiết trong quá trình phát triển.
  • Quy trình này đóng vai trò là cơ chế để theo dõi và kiểm soát tiến độ dự án
  • Định hướng và nâng cao tốc độ phát triển dự án
  • Hỗ trợ giảm thiểu tối đã rủi ro và những phát sinh không đáng có trong dự án phần mềm.

Những hoạt động cơ bản trong quy trình phát triển phần mềm

Trong quy trình phát triển phần mềm gồm có nhiều giai đoạn liên kết với nhau để đảm bảo phần mềm hoạt động tốt nhất và tối ưu nhất. Cụ thể như sau:

7 bước trong quy trình phát triển phần mềm
7 bước trong quy trình phát triển phần mềm

Thu thập – phân tích yêu cầu

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình phát triển phần mềm. Giai đoạn này được thực hiện bởi những thành viên nhóm cấp cao, thu thập đầu vào thông tin từ các bên liên quan cùng những chuyên gia lĩnh vực của ngành. Lập kế hoạch các yêu cầu để đảm bảo chất lượng cũng như lường trước những rủi ro có thể xảy ra

Nghiên cứu tính khả thi

Qúa trình này được thực hiện cùng sự trợ giúp của tài liệu “Đặc điểm kỹ thuật yêu cầu phần mềm” hay Software Requirement Specification. Tài liệu này bao gồm những thứ cần thiết kế và phát triển trong vòng đời dự án.

Cơ bản có 5 loại kiểm tra mức độ khả thi của dự án phần mềm gồm:

  • Kinh tế: Có thể hoàn thành dự án trong mức kinh phí đã đặt ra không?
  • Pháp lý: Có thể xử lý dự án theo luật không gian mạng cũng như những quy định pháp lý khác hay không?
  • Hoạt động: Có thể tạo ra những hoạt động theo như nhu cầu của khách hàng hay không?
  • Lịch trình: Dự án có thể hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề ra hay không?
  • Kỹ thuật: Kiểm tra xem hệ thống máy tính hiện có thể hỗ trợ được phần mềm hay không?

Thiết kế phần mềm

Giai đoạn này hệ thống và tài liệu thiết kế chuẩn đặc tả yêu cầu phần mềm sẽ được chuẩn bị, từ đó hỗ trợ xác định kiến trúc tổng thể của hệ thống. Giai đoạn này đóng vai trò là đầu vào cho những phần tiếp theo của quy trình phát triển phần mềm. Hai tài liệu thiết kế được triển khai trong gia đoạn này gồm:

Thiết kế cao cấp:

  • Mô tả ngắn gọn về từng module
  • Sơ lược qua chức năng của từng module
  • Mối quan hệ giao diện cũng như tương quan phụ thuộc giữa các module
  • Các bảng cơ sở dữ liệu được xác định với những yếu tố chính
  • Sơ đồ kiến trúc hoàn thiện và chi tiết công nghệ

Thiết kế thấp cấp:

  • Logic tính năng của từng module
  • Các bảng cơ sở dữ liệu (gồm loại và kích thước)
  • Chi tiết toàn bộ giao diện phần mềm
  • Danh sách những thông báo lỗi
  • Hoàn thiện input và output của các module.
Thiết kế phần mềm
Thiết kế phần mềm

Mã hóa

Trong giai đoạn mã hóa, những nhà phát triển phần mềm bắt đầu xây dnwgj toàn hệ thống thông qua viết mã code theo ngôn ngữ lập trình đã được chọn trước đó. Trong giai đoạn coding này, nhiệm vụ sẽ được chia thành những đơn vị hay module cũng như triển khai đến những nahf phát triển khác nhau liên quan. Đây là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình phát triển phần mềm.

Trong giai đoạn này, các nhà phát triển tham gia sẽ cần tuân thủ theo các nguyên tắc mã hóa nhất định cũng như sử dụng những công cụ, trình biên dịch, trình gỡ lỗi và triển khai mã cần thiết.

Kiểm thử phần mềm

Sau khi mọi công đoạn hoàn tất và tiến hành chạy thử trong môi trường thử nghiệm xong, bước kiểm thử sẽ tiến hành kiểm tra chức năng toàn hệ thống để xác định ứng dụng có hoạt động theo đúng yêu cầu của khách hàng hay không.

Trong giai đoạn kiểm thử, QA và nhóm kiểm thử sẽ kiểm tra và nếu phát hiện một số khiếm khuyết về UX, UI hay các lỗi thì sẽ thông báo đến nhà phát triển. Nhóm phát triển chỉnh sửa và gửi lại về kiểm thử. Lặp lại nhiều lần quá trình này cho đến khi phần mềm hạn chế tối thiểu lỗi và theo đúng nhu cầu khách hàng!

Kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm

Triển khai phần mềm

Sau khi kiểm thử và đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định thì sẽ triển khai chương trình. Dựa vào những phản hồi từ nhà quản lý dự án, phần mềm sẽ được phát hành và kiểm tra những vấn đề triển khai nếu cần thiết.

Bảo trì hệ thống

Trong quá trình sử dụng phần mềm, 3 hoạt động sẽ được tiến hành bao gồm:

  • Sửa lỗi: Lỗi do khách hàng phản hồi sẽ được sửa đổi để phù hợp
  • Nâng cấp: Nâng cấp lên các phiaan bản mới hơn
  • Cải tiến: Thêm những tính năng vào phần mềm khi khách hàng có nhu cầu

Các mô hình phát triển phần mềm phổ biến

Dưới đây là một số mô hình phát triển phần mềm phổ biến:

Mô hình thác nước

Mô hình thác nước là mô hình áp dụng tuần tự theo từng bước của giai đoạn phát tiển phần mềm nêu trên. Tức là, giai đoạn sau chỉ được thực hiện khi những giai đoạn trước đó đã hoàn thành cũng như không thể quay ngược lại để xử lý giai đoạn trước đó. Đây được xem là một trong những mô hình của quy trình phát triển phần mềm đầu tiên.

Mô hình thác nước
Mô hình thác nước

Mô hình thác nước thường được sử dụng cho những dự án nhỏ, cố định và không thường xuyên bị thay đổi yêu cầu. 

Mô hình này có ưu điểm là:

  • Dễ tiếp cận và dễ sử dụng
  • Những giai đoạn và các hoạt động được xác định cụ thể, rõ ràng
  • Xác nhận lỗi ở từng giai đoạn để tiến hành sửa lỗi ngay

Tuy nhiên, nhược điểm đó là:

  • Không thể quay lại bước trước để xử lý nên cần kiểm tra rất kĩ trước khi tiến hành các giai đoạn sau.
  • Kém linh hoạt và phạm vi điều chỉnh hạn hẹp, khó khăn.

Mô hình phát triển tiến hóa

Mô hình này không phải là một mô hình riêng biệt, mà nó là tập hợp của chuỗi các chu kỳ thác nước. Những yêu cầu được chia ra thành các nhóm khi triển khai dự án. Đối với từng nhóm này, mô hình quy trình phát triển phần mềm sẽ được tuân theo để phát triển ứng dụng. Mỗi nhóm được gọi là từng module nhỏ, đi qua những yêu cầu về thiết kế, thực hiện như một quy trình thông thường.

Mô hình phát triển tiến hóa
Mô hình phát triển tiến hóa

Mô hình phát triển tiến hóa sẽ thương được áp dụng với những dự án có yêu cầu cụ thể và có nhu cầu về sản phẩm sớm.

Ưu điểm của mô hình này:

  • Phần mềm làm việc nhanh chóng trong suốt vòng đời phát triển
  • Linh hoạt cao hơn 
  • Dễ dàng trong việc kiểm tra và sửa lỗi.

Nhược điểm:

  • Cần có kế hoạch và thiết kế đảm bảo
  • Cần định nghĩa đầy đủ toàn hệ thống trước khi tiến hành chia nhỏ và xây dựng theo từng bước cụ thể
  • Chi phí tổng cao hơn so với sử dụng mô hình thác nước. 

Mô hình xoắn ốc

Mô hình xoắn ốc là sự kết hợp của mô hình prototyping và mô hình thác nước. Mô hình này cũng có thể chỉ ra những rủi ro có thể phát sinh trong quy trình phát triển phần mềm chung. Mô hình có dạng xoắn ốc, mỗi vòng lặp đại diện cho một pha của quy trình, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết để phát triển ứng dụng.

Mô hình xoắn ốc 
Mô hình xoắn ốc

Mô hình xoắn ốc thường được áp dụng cho những hệ thống lớn và được phát triển theo từng giai đoạn nhỏ hoặc theo các phân đoạn riêng.

Ưu điểm:

  • Có sự tham gia từ sớm của những nhà phát triển
  • Hiệu quả trong quản lý rủi ro và phát triển phần mềm theo phase
  • Estimates thực tế hơn như một quy trình làm việc chuyên nghiệp, bởi vì những vấn đề quan trọng được chỉ ra sớm hơn.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao và thời gian dài để cho ra sản phẩm
  • Người tham gia cần có kỹ năng tốt để đưa ra những đánh giá rủi ro phát sinh.

Trên đây là những thông tin cần thiết về quy trình phát triển phần mềm. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về cách mà một sản phẩm phần mềm được ra đời cũng như áp dụng những mô hình phát triển phần mềm phù hợp cho dự án của mình trong tương lai!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96