Chắc hẳn mỗi người chúng ta đã từng nghe qua nghề tester, tuy nhiên không phải ai cũng biết tester là gì? và công việc của một tester như thế nào? và cơ hội việc làm của nó ra làm sao? Theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thông tin về công việc này đến với bạn.
Nội dung
Tester là gì? Tester có nhiệm vụ gì?
Tester là làm gì?
Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện các sai sót, các lỗi hay bất kỳ vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm.
Tùy từng công ty mà tester sẽ được chia thành nhiều mảng khác nhau, ví dụ như QA, QC. Và đặc biệt là Automation Tester và Manual Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm thủ công. Vị trí này không yêu cầu về kiến thức lập trình nhưng lại đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và tư duy tốt. Tester đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.
Tester có nhiệm vụ gì?
Dưới đây là một số nhiệm vụ cụ thể của tester:
- Tìm kiếm các lỗi của một hệ thống phần mềm
- Trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không
- Hoàn thiện sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng tối đa yêu cầu mà khách hàng đặt ra cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Một tester cần có những kỹ năng gì?
Để trở thành một tester chuyên nghiệp thì bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau đây:
Phân tích
Một tester có khả năng phân tích tốt sẽ giúp bạn có thể chia nhỏ một hệ thống phần mềm phức tạo thành những đơn vị nhỏ hơn, dễ hiểu hơn về từng yếu tối đơn lẻ
Học hỏi
Một tester giỏi là người luôn sẵn sàng chuyển đổi, học hỏi nhanh. Không một trường lớp nào có thể dạy hết tất cả các kỹ năng, các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì thế tester sẽ thường phải tự phân tích, học hỏi thông qua đồng nghiệp hoặc các hội nhóm của mình.
Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hay còn gọi là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Mỗi một tester không thể làm việc độc lập được mà thường phải làm việc nhóm hoặc các dự án hợp tác. Vì thế giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn chuyển tiếp thông tin cũng như cung cấp báo cáo về các khâu kiểm tra mà bạn đã làm. Nếu bạn không giỏi giao tiếp thì bạn sẽ rất khó truyền đạt cho người khác hiểu về ý đồ của bạn.
Làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với những thành viên khác, nhất là developer. Công việc của một tester sẽ là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Developer là người hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng là người trải nghiệm sản phẩm
Ngoài những kỹ năng chính trên thì một tester còn cần những kỹ năng khác nhau thiết kế, ngoại ngữ và có tính tỉ mỉ, cẩn thận và nhạy bén.
Muốn trở thành một tester giỏi không khó, quan trọng là bạn có đủ cố gắng để trau dồi các kỹ năng đó hay không.
Tham khảo thêm:
- Tìm hiểu tester là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm
- Những ngành nghề hot 2023 dành cho tân sinh viên
Cơ hội việc làm của tester tại Việt Nam như thế nào?
Tester đang dần trở thành một ngành nghề hot tại Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và đa số các bạn trẻ quan tâm.
Tester cũng được coi là một nghề khá ổn định. Nếu kiên trì theo nghề này bạn sẽ thường xuyên được cập nhật những công nghệ mới và hơn nữa sẽ được tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau, được học hỏi nhiều thứ hơn. Đặc biệt nghề này cũng còn có cơ hội thăng tiến rõ ràng, với những tester nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ càng được chú trọng và quan tâm hơn.
Hiện nay tại Việt Nam, nghề này có cơ hội việc làm khá cao, nhất là với những bạn trẻ có đam mê, sáng tạo và có nhiệt huyết.
Mức lương mà 1 tester nhận được là bao nhiêu?
Một tester mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ có mức thu nhập rơi vào khoảng 5-7 triệu VNĐ/ tháng và sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm và năng lực làm việc
Với những tester cứng có kinh nghiệm thì lương của họ sẽ rơi vào khoảng 12-15 triệu VNĐ/ tháng
Với những tester giỏi tiếng Anh và làm việc tại các công ty nước ngoài thì thu nhập sẽ rơi vào mức 15-20 triệu VNĐ/ tháng hoặc hơn, những tester này còn có cơ hội cộng tác tại các nước phát triển.
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu sơ qua về tester là gì? công việc của một tester và cơ hội việc làm của vị trí này như thế nào? Mong rằng bài viết trên đã có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn về nghề tester. Hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nếu bạn thật sự có đam mê với nghề tester hay còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết để được tư vấn và giải đáp sớm nhất bạn nhé!
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |