Phiếu đăng ký xét tuyển chính là mẫu phiếu bắt buộc phải phát cho học sinh sau kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Phiếu đăng ký này cũng yêu cầu độ chuẩn xác cực cao với mục đích lấy kết quả để xét tuyển nguyện vọng của thí sinh. Đặc biệt không phải ai cũng biết cách ghi phiếu đăng ký nên hãy cùng FPT Aptech đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Phiếu đăng ký xét tuyển là gì?

Phiếu đăng ký xét tuyển vào Đại học hay Cao đẳng chính là thành phần hồ sơ bắt buộc thí sinh phải có khi nộp hồ sơ xét tuyển Cao Đại học, Cao đẳng. Phiếu đăng ký này còn là một phần trong nội dung của phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển Đại học, Cao học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra, phiếu đăng ký còn thể hiện thí sinh thi với mục đích lấy kết quả xét tuyển nguyện vọng xét tuyển.

Phiếu đăng ký xét tuyển là thành phần hồ sơ bắt buộc thí sinh phải có khi nộp hồ sơ xét tuyển 
Phiếu đăng ký xét tuyển là thành phần hồ sơ bắt buộc thí sinh phải có khi nộp hồ sơ xét tuyển

Quy định về phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng như thế nào?

Hiện nay, phiếu đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng là phiếu bắt buộc phải có trong các kỳ thi xét tuyển của học sinh lớp 12 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT có thể đăng ký trực tuyến thay vì trực tiếp bằng phiếu nhưng các thí sinh tự do vẫn đăng ký trực tiếp tại trường qua phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh có thể đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng đăng ký xét tuyển không giới hạn số lần.

Quy định về phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng
Quy định về phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng

Ngoài ra, các thí sinh cũng cần khai thật và thật cẩn thận với các thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi. Điều này để tránh những sai sót và nhầm lẫn ngoài ý muốn. Các thí sinh sẽ tiến hành đăng ký vào phiếu đăng ký để thể hiện mục đích lấy kết quả xét nguyện vọng tuyển sinh Đại học hay tuyển sinh Cao đẳng những ngành nghề yêu thích.

Tìm hiểu về mẫu phiếu đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2023

Trước khi tìm hiểu về cách ghi phiếu đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng, các thí sinh cũng nên tham khảo thêm về mẫu phiếu đăng ký gồm 4 phần như sau:

1. Phần A: Thông tin cá nhân

Phần A đầu tiên là phần thông tin cá nhân yêu cầu thí sinh cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết như họ tên, ngày, tháng và hai số cuối của năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú cùng nơi học THPT, số điện thoại, họ tên địa chỉ số điện thoại người liên hệ.

2. Phần B: Thông tin đăng ký thi

Phần B là phần thông tin đăng ký thi yêu cầu thí sinh cần hoàn thành tích vào phần phù hợp gồm có:

  • Thí sinh có dùng kết quả thi để xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
  • Thí sinh học chương trình THPT hay GDTX.
  • Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT.
  • Đăng ký bài thi hay môn thi.
  • Đăng ký miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận  tốt nghiệp THPT hay đăng ký để xét tuyển sinh.

3. Phần C: Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT

Phần C là phần thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT yêu cầu thí sinh chỉ cần hoàn tất các thông tin về đăng ký bài thi hay môn thi xin bảo lưu.

Phần C của phiếu đăng ký xét tuyển
Phần C của phiếu đăng ký xét tuyển

4. Phần D: Thông tin xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng

Phần D cuối cùng là phần thông tin xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng cần chú ý những thí sinh vào muốn xét tuyển Đại học, Cao đẳng thì hoàn tất, còn những thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT không cần khai phần này. Tại phần này, thí sinh cần hoàn thiện các thông tin liên quan gồm có đối tượng xét tuyển ưu tiên tuyển sinh, năm tốt nghiệp THPT, khu vực tuyển sinh, thí sinh dự thi để xét tuyển học liên thông vào Đại học, Cao đẳng, đã tốt nghiệp hay thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng.

Tìm hiểu thêm thông tin:

Hướng dẫn ghi phiếu đăng ký xét tuyển học bạ Đại học và Cao đẳng đơn giản

Hiện nay, việc ghi phiếu đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng yêu cần rất chi tiết và cần sự chuẩn xác cao. Vậy nên, để tránh những sai sót ngoài ý muốn và tránh phải hoàn thành phiếu đăng ký do nhầm lẫn, các bạn học sinh nên tham khảo cách ghi phiếu chuẩn xác như sau:

  • Mục Sở Giáo dục đào tạo và mã sở yêu cầu thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi chính xác sở đó. Sau đó thí sinh điền hai chữ số biểu thị mã sở vào hai ô trống tiếp theo và mã sở GDĐT sẽ do bộ GDĐT quy định.
  • Mục số phiếu là nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi và thí sinh không được ghi vào mục này.
  • Mục 1 và 2 sẽ ghi theo hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng của ngành Giáo dục.
  • Mục 3 là nơi sinh của thí sinh và chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố. Đối với những thí sinh ở nước ngoài chỉ cần ghi rõ tên quốc gia bằng tiếng Việt Nam. b) Dân tộc cần ghi đúng theo giấy khai sinh. c) Nếu là quốc tịch nước ngoài, thí sinh cần đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
  • Mục 4 là mục ghi chứng minh thư trong phiếu đăng ký xét tuyển. Đối với những thí sinh có chứng minh nhân dân mẫu cũ thì ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải và để trống ba ô đầu. Còn đối những thí sinh có chứng minh nhân dân mẫu mới hay thẻ căn cước công dân cần ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.
  • Mục 5 là mục gồm mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường). Ngoài ra, đối với các xã (phường) thuộc khu vực 1 sẽ do Bộ GDĐT quy định. Vậy nên, thí sinh cần phải tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để đảm bảo ghi đúng các thông tin cần thiết và là nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải.
  • Mục 6 là mục cần ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào các dòng kẻ chấm. Thí sinh cần ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào hai ô đầu và ghi mã trường vào ba ô tiếp theo. Mã trường sẽ được ghi theo quy định của Sở GDĐT và nếu mã trường chỉ có một chữ số thì ghi hai ô đầu tiên ghi số 0. Còn nếu mã trường có hai chữ số thì thí sinh cần ghi số 0 ở ô đầu tiên.
  • Mục 7 yêu cầu thí sinh ghi rõ điện thoại và Email. Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn. Từ đó đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến của thí sinh.
  • Mục 8 là mục yêu cầu thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ gồm có họ tên, số điện thoại, địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận) và tỉnh (thành phố). Địa chỉ này cũng đồng thời là địa chỉ nhận giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh được trúng tuyển.
  • Mục 9 là mục thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng ngành Giáo dục thì cần đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
  • Mục 10 là mục yêu cầu thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong hai ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.
  • Mục 11 là mục đối với những thí sinh tự do phải đánh dấu (X) vào một trong hai ô. Từ đó giúp phân biệt rõ thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm dự thi.
  • Mục 12 là mục thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi nào thì ghi rõ tên Hội đồng thi đó. Ngoài ra, mã Hội đồng thi sẽ do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.
  • Mục 13 là mục thí sinh đang học lớp 12 tại trường nào thì nộp đăng ký dự thi tại trường đó. Những đối tượng khác nộp đăng ký dự thi tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định và mã đơn vị đăng ký dự thi sẽ ghi theo đúng hướng dẫn của nơi nhận đăng ký dự thi.
  • Mục 14 là mục đối với những thí sinh đang là học sinh lớp 12 chưa tốt nghiệp THPT cần phải đăng ký bài thi tại điểm a. Ngoài ra, thí sinh cũng không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b. Còn đối với những thí sinh tự do sẽ tuỳ theo mục đích dự thi và việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển Đại học, Cao đẳng để chọn cả bài thi tại điểm a hay chỉ chọn một số môn thành phần tại điểm b sao cho phù hợp.
  • Mục 15 là mục đối với những thí sinh có nguyện vọng miễn thi ngoại ngữ hay đăng ký xét tuyển sinh cần phải ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hay ghi rõ thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo đúng quy định của bộ GDĐT. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Mục 16 là mục thí sinh đã dự thi THPT năm trước và nếu có bài thi hay môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo đúng quy định. Nếu thí sinh muốn bảo lưu điểm của bài thi hay môn thi nào thì ghi điểm của bài thi hay môn thi đó vào ô tương ứng.
  • Mục 17 là mục thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên và thực hiện ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh trình độ Đại học hay quy chế tuyển sinh trình độ Cao đẳng và văn bản hướng dẫn.
  • Mục 18 là mục đối với những thí sinh có mục đích xét tuyển Đại học, Cao đẳng cần phải ghi rõ mã khu vực vào từng ô trống gồm khu vực 1 điền chữ số “1”, khu vực 2 nông thôn điền “2NT”, khu vực 2 điền chữ số “2” và khu vực 3 điền chữ số “3”.
  • Mục 19 là mục ghi theo đúng hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi.
  • Mục 20 là mục đối với những thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông sang Cao đẳng, Đại học cần phải đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học tương ứng như đã tốt nghiệp Trung cấp (TC) hoặc đã tốt nghiệp Cao đẳng (CĐ) hay đã tốt nghiệp Đại học (ĐH).
  • Mục 21 là mực dành cho những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh Đại học hay tuyển sinh Cao đẳng.
Cách ghi phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng
Cách ghi phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng

Lời kết

Việc nắm rõ các thông tin chi tiết về phiếu đăng ký xét tuyển Đại học và Cao đẳng giúp các học sinh tránh những sai sót ngoài ý muốn. Từ đó đảm bảo hỗ trợ quá trình đăng ký tuyển sinh của mỗi học sinh. Hy vọng bài viết trên đây của FPT Aptech sẽ giúp các bạn học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96