11 Công nghệ đang hot 2023: Những xu hướng công nghệ đột phá

Trong thời đại số, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống không chỉ đem lại sự tiện lợi mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Hãy cùng với FPT Aptech theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những xu hướng công nghệ đang hot 2023 được nhiều người quan tâm nhé!

Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là một mô hình cung cấp và quản lý tài nguyên điện toán dùng chung, bao gồm lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, mạng và phần mềm ứng dụng, thông qua internet. Thay vì phải mua, duy trì các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng, chúng ta có thể thuê tài nguyên từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và sử dụng chúng theo nhu cầu cả mình.

Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là gì?

Hệ thống lưu trữ đám mây

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một dịch vụ cho phép  bạn có thể lưu trữ, quản lý, cũng như chia sẻ, sao lưu các dữ liệu, ứng dụng trực tiếp trên mạng. Điều này làm giảm đi sự rủi ro trong việc mất dữ liệu do hỏng phần cứng. Hệ thống lưu trữ đám mây mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, trong đó phải kể đến là người dùng có thể lưu trữ, sắp xếp và quản lý dữ liệu từ xa vô cùng hiệu quả.

Ưu điểm của điện toán đám mây

Hiện nay điện toán đám mây đang là xu hướng công nghệ trong thời kỳ chuyển đổi số, bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho người dùng cũng như doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng điện toán đám mây giúp người dùng giảm bớt chi phí ban đầu lớn để đầu từ vào cơ sở hạ tầng. Người dùng chỉ càn phải chi trả cho những tài nguyên cần dùng, khiến người dùng có thể tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực.
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi: Người dùng có thể truy cập vào tài nguyên và dữ liệu của họ ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chỉ cần có kết nối internet. Điều này làm giúp điện toán đám mây tăng tính di động và khả năng làm việc từ xa.
  • Bảo mật dữ liệu: Các nhà cung cấp về dịch vụ đám mây thường sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để có thể đảm bảo được an toàn cho dữ liệu của người dùng. Việc sử dụng các dịch vụ bảo mật theo kiểu mã hóa dữ liệu hay xác thực hai yếu tố giúp người dùng có thể bảo vệ được thông tin cá nhân cũng như các thông tin mật.
  • Lưu trữ đám mây lớn: Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể mở rộng tài nguyên máy tính theo nhu cầu sử dụng. Người dùng có thể tăng thêm kích thước cho máy chủ, lưu trữ dữ liệu một cách linh hoạt mà không cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng vật lý.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể tự sao lưu các dữ liệu lên đám mây thường xuyên đề phòng việc mất dữ liệu. Việc sao lưu thường xuyên giúp cho việc khôi phục dữ liệu khi bị mất hay hỏng hoặc mất ổ cứng dễ dàng hơn.

Công nghệ AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một ngành trong lĩnh vực khoa học máy tính, là trí tuệ cho con người tạo ra với mục đích giúp máy tính có thể tự động hóa mọi hành vi thông minh của con người. Công nghệ AI – Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng đem đến sự thông minh cũng như sự tự động hóa cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống đã khiến con người thay đổi cách làm việc, học tập cũng như trong cách sống

Công nghệ AI - công nghệ trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI – công nghệ trí tuệ nhân tạo

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống vô cùng đa dạng, nó ứng dụng được ỏ đa ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực y tế, AI đóng vai trò trong việc chẩn đoán bệnh án và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân một cách thông minh, hay nó có thể phát hiện ra các khối u sớm hay phân tích dữ liệu về các loại Gen, điều này đã cải tiến và thúc đẩy sự tiến bộ cho lĩnh vực y tế. Còn đối với mảng giáo dục, AI mang đến những nền tảng học tập trực tuyến thông minh, hữu dụng, có thể tùy chỉnh theo năng lực của người học hay những kiểu cách học của mỗi người. Điều này đã tạo nên một môi trường học tiến bộ vượt bậc.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng đều trở nên thông minh nhờ vào trí tuệ nhân tạo. Các trợ lý ảo như Siri hay Google đã trở thành người bạn không thể thiếu của con người, nó giúp thực hiện các tác vụ như báo thứ hay tra cứu thông tin cần tìm kiếm. Ngoài ra, ở một số ngôi nhà cũng có sự xuất hiện của công nghệ AI để điều khiển ánh sáng, nhiệt độ hoặc điều khiển các thiết bị điện tử.

Một số lưu ý về việc sử dụng AI

Khi ứng dụng AI vào trong cuộc sống, điều quan trọng không chỉ tận dụng những lợi ích mà công nghệ AI mang lại mà còn phải hiểu rõ cũng như tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng công nghệ AI. Dưới đây là một số lưu ý để người dùng cân nhắc khi sử dụng AI:

  • Bảo mật dữ liệu: Việc sử dụng công nghệ AI thường liên quan đến việc xử lý các dữ liệu quan trọng. Đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ một cách an toàn và tuân thủ các quy tắc bảo mật thông tin. Những điều này bao gồm cả việc dùng mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và các biện pháp an ninh thích hợp được áp dụng.
  • Hiểu biết về dữ liệu: Sự hiệu quả của công nghệ AI phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, đảm bảo dữ liệu mà người dùng cung cấp cho hệ thống là chính xác và đáng tin cậy. Sử dụng dữ liệu đa dạng và đảm bảo được tính minh bạch trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu.
  • Cân nhắc về đối tượng sử dụng: Trước khi triển khai AI trong một lĩnh vực nào đó, người dùng cần xem xét kỹ lưỡng những tác động có thể xảy ra với cộng đồng. Đảm bảo được rằng sự triển khai AI là có lợi và không gây hại cho cộng đồng.

Internet of Things (IoT)

Internet of Thing đang biến thế giới xung quanh ta thành một mạng lưới thông minh. Từ các thiết bị gia dụng thông minh cho đến công nghiệp sản xuất, IoT đêm lại những ứng dụng vô cùng đa dạng.

Internet of Thing (IoT) - mạng lưới vạn vật
Internet of Thing (IoT) – mạng lưới vạn vật

Định nghĩa và ứng dụng của IoT

Internet of Thing (IoT) hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối. IoT hiểu đơn giản là khả năng kết nối và giao tiếp của các thiết bị với vạn vật không chỉ dựa vào con người mà còn dựa vào sự giao tiếp của chúng với nhau.

Ứng dụng của IoT đã tạo nên một thế giới mới, ơi sự liên kết giữa các thiết bị thông minh mang lại sự tiện ích và tối ưu hóa cho cuộc sống hằng của con người. Dưới đây là một số ứng dụng của IoT vào cuộc sống:

SmartHome (Nhà thông minh): IoT cho phép kết nối các thiết bị như đèn, nhiệt độ phòng, cửa ra vào hay nhưng thiết bị thông minh khác trong ngôi nhà của bạn. Bạn có thể điều khiển chúng từ xa hay lên lịch từ trước cho các thiết bị.

SmartCity (Thành phố thông minh): IoT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lên các thành phố thông minh. Các cảm biến và hệ thống  IoT giúp cho việc theo dõi tình hình giao thông, quản lý năng lượng, tối ưu việc quản lý rac thải cũng dễ dàng hơn.

Công nghệ 4.0: IoT được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất để có thể tạo nên những quy trình sản xuất thông minh và hiệu quả. Máy móc và các trang thiết bị có khả năng trao đổi dữ liệu và tự động thực hiện các tác vụ làm cải thiện năng suất làm việc cũng như giảm thiểu sai sót.

Lợi ích và rủi ro của IoT

Internet of Thing (IoT) mang đến nhiều lợi ích tốt cho người dùng nhưng song song với những lợi ích đó cũng chính là những rủi ro cần được xử lý.

Lợi ích:

  • Tối ưu hóa hiệu suất: IoT giúp tối ưu hóa hoạt động và năng suất của các hệ thống. Mọi thiết bị thông minh đều có khả năng tự động thực hiện nhiệm vụ, làm giảm thiểu sai sót của con người và tối ưu việc sử dụng tài nguyên.
  • Tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn: IoT tạo nenne trải nghiệm mới và tiện ích cho người dùng. IoT giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày và tạo ra nhiều sự tiện lợi
  • Tăng cường bảo mật: IoT có thể được dùng để giám sát hay bảo vệ các tình huống nguy hiểm hoặc những trường hợp xâm nhập bất hợp pháp ở nhà riêng hay các khu công cộng.

Rủi ro:

  • Vấn đề bảo mật: Ở một số thiết bị, rủi ro về bảo mật thông tin cá nhân cũng như dữ liệu khá nhiều. Sự thiếu an toàn trong mạng lưới IoT có thể dẫn tới việc xâm phạm và lạm dụng thông tin trái phép.
  • Quyền riêng tư: Sưu tập dữ liệu từ nhiều nguồn có thể đặt ra vấn đề về quyền riêng tư. Người dùng cần kiểm soát và hiểu biết về cách dữ liệu của họ được sử dụng.
  • Dư thừa dữ liệu: IoT có thể tạo ra một lượng lớn dữ liệu không cần thiết, đặt ra thử thách trong việc xử lý, lưu trữ cũng như quản lý dữ liệu
  • Sự rò rỉ dữ liệu: Việc chia sẻ dữ liệu có thể tạo ra nhiều rủi ro về việc dữ liệu bị rò rỉ và sử dụng sai mục đích.

Blockchain

Blockchain không chỉ là công nghệ đằng sau tiền điện tử mà còn ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây đang là xu hướng công nghệ tiềm năng lớn trong năm 2023.

 Khái niệm của Blockchain

Blockchain là một hệ thống công nghệ giúp lưu lại và duy trì dữ liệu một cách an toàn, không thể sửa đổi hay xóa đi. Blockchain là các khối dữ liệu liên kết với nhau qua mã hóa dữ liệu và mạng lưới phân tán. Mỗi khối chứa các thông tin về sự kiện hoặc các giao dịch và được thêm vào sau khi xác minh và được chấp nhận bởi mạng.

Công nghệ Blockchain - xu hướng công nghệ tiềm năng 2023
Công nghệ Blockchain – xu hướng công nghệ tiềm năng 2023

Các lĩnh vực có thể áp dụng Blockchain

Công nghệ blockchain có tiềm năng rất lớn, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Tài chính
  • Chuỗi cung ứng
  • Bất động sản
  • Nông nghiệp
  • Công nghệ, truyền thông, viễn thông

Tiềm năng và thách thức của công nghệ Blockchain

Tiềm năng của công nghệ Blockchain

  • Tăng cường tính minh bạch: Blockchain giúp tạo ra môi trường giao dịch minh bạch, mọi giao dịch đều được ghi lại và lưu trữ lại và cho phép tất cả các bên có thể xem xét, kiểm tra thông tin dễ dàng
  • Bảo mật an toàn dữ liệu: Blockchain sử dụng mã hóa và mạng lưới phân tán để bảo vệ dữ liệu tránh khỏi việc truy cập bất hợp pháp và thay đổi. Điều này đã giúp ngăn chặn được các cuộc tấn công mạng và vụ việc lừa đảo.
  • Khả năng giao dịch quốc tế: Do tính chất phi tập trung của Blockchain nên việc thực hiện giao dịch quốc tế trở nên dễ dàng và có thể giảm đi rủi ro khi chuyển tiền.
  • Phát triển hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh (Smart Contracts) được thực hiện tự động và không thể thay đổi sau khi đã tạo. Điều này giúp giảm đi sự phụ thuộc vào luật sư cũng như bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thách thức của công nghệ Blockchain

  • Tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng: Một số Blockchain gặp khó khăn trong việc xử  lý một lượng lớn giao dịch cùng lúc gây ra việc hạn chế tốc độ cũng như khả năng mở rộng hệ thống.
  • Quyền riêng tư: Trong một số trường hợp, dữ liệu cá nhân có thể bị ghi lại trong chuỗi khối và không thể xóa bỏ. Điều này đã xảy ra vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân.
  • Phí giao dịch: Dù loại bỏ trung gian nhưng một số blockchain vẫn có phí giao dịch, đặc biệt khi mạng quá tải Điều này làm tăng chi phí cho người sử dụng.

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Thực tế ảo và thực tế tăng cường đang hiện diện rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Từ giáo dục cho đến y tế, những trải nghiệm sống động và tương tác sâu hơn đang tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển ứng dụng và nội dung độc đáo.

Thực tế ảo ( Virtual Reality) - Thực tế tăng cường (Augmented Reality)
Thực tế ảo ( Virtual Reality) – Thực tế tăng cường (Augmented Reality)

Khác nhau giữa VR và AR

VR và AR là hai công nghệ tương tác mô phỏng thế giới thực nhưng chúng có những điểm khác biệt trong cách hoạt động cũng như trải nghiệm người dùng, cu thể như sau:

Thực tế ảo (VR) 

VR là công nghệ tạo ra một môi trường riêng biệt, người dùng có thể tham gia, tương tác vào thế giới ảo hoàn toàn, tách biệt với thế giới thực. Trong VR, người dùng sẽ được cách ly hoàn toàn khỏi môi trường xung quanh và chìm đắm trong thế giới ảo như ở thế giới thực.

VR được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giải trí như các trò chơi điện tử, trò chơi thực tế ảo, phim 3D,… Nó cũng có ứng dụng trong y tế (mô phỏng phẫu thuật), kiến trúc và nhiều lĩnh vực khác.

Thực tế tăng cường (AR)

AR là công nghệ kết hợp giữa thực và ảo (các yếu tố ảo bổ sung) để tạo ra một trải nghiệm tương tác giữa hai thế giới thực và ảo. Trong AR, người dùng có thể nhìn thấy môi trường xung quanh thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại, kính AR hoặc gương AR,.. Các yếu tố ảo được hiển thị luôn lên môi trường thực.

AR có rất nhiều ứng dụng thực tế như thêm thông tin bổ sung lên sản phẩm, địa chỉ điểm, bảng hướng dẫn hay tạo ra trải nghiệm tương tác trong lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử, du lịch và thiết kế sản phẩm.

Ứng dụng của công nghệ VR và AR

Ứng dụng của công nghệ VR

Công nghệ VR giúp người dùng cảm nhận và tương tác với môi trường ảo một cách chân thực. Các ứng dụng thực tế của VR trong cuộc sống của con người bao gồm:

  • Thiết kế ô tô: VR mô phỏng ô tô trước khi hoàn thiện. Người dùng có thể quan sát chi tiết các bộ phận kết cấu và thao tác cấu hình bên trong, không gian buồng lái, khí động học… của toàn bộ mẫu xe.
  • Du lịch ảo: Sử dụng công nghệ VR để xem các kỳ quan thiên nhiên, địa điểm đẹp và hơn thế nữa trong bối cảnh 3D. Được thiết kế để giống với thực tế. Ngoài ra, các yếu tố như gió, nước, ánh sáng, hiệu ứng chuyển động được tích hợp góp phần nâng cao cảm xúc của người dùng.
  • Bất động sản: Thông qua hệ thống thực tế ảo VR, người mua nhà có thể hình dung được bối cảnh căn hộ của mình, bao gồm thiết kế nội thất, vật dụng trang bị bên trong và các khu vực xung quanh.

Ứng dụng của công nghệ AR

  • Du lịch: Khách du lịch có thể sử dụng AR để truy cập thông tin theo thời gian thực về các địa điểm và màn hình với nhận xét và nội dung từ những khách truy cập trước đó. Các ứng dụng AR nâng cao bao gồm mô phỏng các sự kiện lịch sử, địa điểm và đối tượng được hiển thị trong phong cảnh.
  • Kiến trúc: AR có thể hỗ trợ trực quan hóa các dự án xây dựng. Hình ảnh cấu trúc do máy tính tạo ra có thể được phủ lên cảnh thực.
  • Giáo dục: Trong giáo dục, AR được sử dụng như một phần bổ sung cho chương trình giảng dạy mang tính mô tả hơn. Các đối tượng ảo như sách giáo khoa, đồ họa, video và âm thanh có thể được phủ lên môi trường thực. Điều này cho phép sinh viên đối xử với kiến ​​​​thức của họ nghiêm túc hơn.
  • Quảng cáo: AR có thể cải thiện việc xem trước sản phẩm. Ví dụ, khách hàng có thể xem nội dung của một gói sản phẩm mà không cần mở nó ra.

Công nghệ Big Data

Big Data đại diện cho lượng lớn dữ liệu được tạo ra mỗi ngày từ các nguồn khác nhau. Công nghệ Big Data giúp xử lý và phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin quan trọng.

Công nghệ Big Data - xu hướng công nghệ hot 2023
Công nghệ Big Data – xu hướng công nghệ hot 2023

Định nghĩa và ứng dụng của Big Data

Định nghĩa của Big Data

Big Data là thuật ngữ để miêu tả dữ liệu có quy mô lớn và rất phức tạp. Đây có thể là các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, thiết bị kết nối,… và nhiều nguồn khác nữa. BigData không chỉ dừng lại ở khía cạnh khối lượng mà còn liên quan đến tốc độ cũng như mức độ phức tạp của dữ liệu.

Ứng dụng của Big Data

  • Ngành Y tế: Big Data hỗ trợ lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu bệnh án cũng như thông tin bên nhân một cách hiệu quả.
  • Ngành công nghệ thông tin: Các nền tảng mạng xã hội sử dụng Big Data để phân tích hành vi người tiêu dùng cũng như dự đoán xu hướng để tạo ra nội dung phù hợp.
  • Ngành Kinh Doanh và tiếp thị: Big Data giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng từ việc họ mua sắm thế nào, tương tác trực tuyến ra sao cho đến sở thích và hành vi mua hàng.
  • Ngành Công nghiệp sản xuất: Sử dụng Big Data trong ngành này nhằm dự đoán sự cố và bảo trì thiết bị máy móc, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu thời gian dừng hoạt động.

Các lợi ích của Big Data

Hiểu khách hàng: Big Data cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ từ việc mua sắm, sở thích, thái độ đến nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp lên được các chiến lược tiếp thị  sản phẩm cũng như dịch vụ phù hợp.

  • Tối ưu hoạt động: Big Data cho phép tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý nhân sự đến chuỗi cung ứng và sản xuất. Điều này giúp tăng hiệu suất và giảm được chi phí.
  • Phân tích thị trường: Doanh nghiệp có thể dùng Big Data để phân tích thị trường cũng như phân tích đối thủ để có thể hiểu rõ hơn thị trường và đưa ra được chiến lược cạnh tranh phù hợp.
  • Phát triển sản phẩm: Big Data cho phép các doanh nghiệp nắm bắt thông tin từ người tiêu dùng và thị trường để phát triển sản phẩm cũng như có những sự cải biên trong sản phẩm hiện tại

Với những xu hướng công nghệ hot đáng chú ý như trên, không thể phủ nhận rằng năm 2023 sẽ là một năm đầy tiềm năng và cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghệ tại Việt Nam. Hãy tận dụng mọi cơ hội mà những xu hướng công nghệ đang hot 2023 mang lại để tạo ra những giá trị mới, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và đột phá trong ngành công nghệ. Để biết thêm chi tiết về khóa học lập trình hay cần thắc mắc về bài viết, vui lòng liên hệ tới số hotline hoặc truy cập website https://aptech.fpt.edu.vn để được giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96