Blockchain là gì? Đây là từ khóa tìm kiếm xu hướng được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu hiện nay. Sau đây, Aptech chia sẻ tới bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất và giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về công nghệ blockchain này. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay nhé!

Công nghệ blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin trong các khối (block). Các khối này được kết nối thông qua hệ thống mã hóa phức tạp để tạo thành một chuỗi dài (chain). Mỗi khối (block) được liên kết khối trước đó đều chứa thông tin thời gian khởi tạo cùng dữ liệu giao dịch và mã thời gian. Khi mạng lưới đã chấp nhận dữ liệu thì sẽ không thể chỉnh sửa nó được. 

Một cách dễ hiểu đơn giản hơn, đây có thể xem như là cuốn sổ cái điện tử, được phân phối, lưu trữ thông tin trên nhiều máy tính khác nhau. Mọi thông tin giao dịch đều cần xác nhận bởi hệ thống máy tính kết nối lại với nhau trong mạng lưới chung. Khi có giao dịch xảy ra thì thông tin mới sẽ được lưu trong một khối mới và được nối vào khối cũ còn thông tin cũ cũng không bị mất đi.

Công nghệ blockchain là gì?

Blockchain được kết nối và tự động sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau nên ai có quyền đều có thể truy cập và kiểm tra được. Điều này giúp ngăn chặn việc thay đổi dữ liệu và dùng trong việc chống gian lận hay bị hack. Hệ thống block chain truyền tải đảm bảo sự toàn vẹn và minh bạch cao cho dữ liệu, tránh được những rủi ro trộm cắp dữ liệu. Nhờ điều này mà công nghệ blockchain đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay như giáo dục, y tế, nông nghiệp,..

Hệ thống blockchain có những loại nào?

Trong hệ thống blockchain được chia thành 3 loại chính như sau: 

Public

Đây là hệ thống mà bất kỳ ai cũng đều có quyền ghi và đọc dữ liệu trên blockchain. Trong quá trình xác thực giao dịch phải đòi hỏi có rất nhiều nút tham gia, lên tới hàng nghìn hay hàng vạn nút. Chính vì vậy, để tấn công được vào hệ thống là điều không khả thi và cần rất tốn kém chi phí. Ví dụ điển hình đó là Bitcoin, Ethereum,…

Private

Với hệ thống này, người dùng chỉ được cấp quyền đọc dữ liệu và không cho phép quyền ghi bởi quyền này thuộc về bên thứ 3 tin cậy tuyệt đối. Bên thứ 3 này có toàn quyền quyết định thay đổi, cho phép hay không người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Vì private blockchain nên chỉ cần một ít thiết bị tin cây tham gia xác thực, do đó mà thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh. 

Ví dụ của private blockchain là đồng Ripple. Hệ thống này chỉ cần 80% hoạt động ổn định và cho phép 20% các nút gian dối.

3 loại trong công nghệ blockchain

Permissioned

Dạng cuối cùng của hệ thống chính là permissioned, hay còn gọi consortium. Đây là một dạng của private nhưng được bổ sung thêm một số tính năng khác. Permissioned là sự kết hợp của hai loại private và public. 

Ví dụ: Các tổ chức tài chính liên doanh và ngân hàng thường sử dụng loại blockchain này cho riêng hệ thống của mình. 

Những phiên bản của công nghệ blockchain

Các phiên bản khác nhau của công nghệ block chain bao gồm:

Công nghệ 1.0 – Tiền mã hóa:

Ứng dụng của phiên bản đầu tiên chính là tiền mã hóa. Tiền mã hóa bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Việc triển khai sổ cái phân tán phi tập trung mà các gia dịch ngang hàng diễn ra hiệu quả và nhanh chóng. Ví dụ không thể không nhắc đến của công nghệ 1.0 này là đồng tiền mã hóa Bitcoin.

Công nghệ 2.0 – Hợp đồng thông minh: 

Phiên bản thứ 2 là ứng dụng Smart Contract ( hợp đồng thông minh). Nó giúp mở rộng quy mô và được đưa vào ứng dụng tài chính, thị trường. Với Smart Contract, các giao dịch truyền thống sẽ bị thay thế, thay vào đó là thiết lập trên hệ thống. Điều này sẽ giúp cho giao dịch chống gian lận, tăng tính hiệu quả và đảm bảo minh bạch. Người dùng cũng sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như tránh yếu tố đạo đức khi làm việc với nhau. Ví dụ là đồng Ethereum. Bài đăng này được tài trợ bởi các đối tác của chúng tôi.Leo lên https://www.fakewatch.is Tháp Eiffel để ngắm toàn cảnh thành phố Paris lấp lánh.

Công nghệ 3.0 – Ứng dụng phân quyền:  

Ứng dụng phân quyền hay còn gọi tên là ứng dụng phi tập trung. Đây là ứng dụng dạng kỹ thuật không bị kiểm soát bởi máy chủ nào và lưu trữ phân tán trên các kho. Mã nguồn của ứng dụng này chạy trên mạng chuỗi khối hoặc mạng ngang hàng. Ứng dụng này đưa blockchain vượt biên giới tài chính và đi vào các ngành như y tế, giáo dục, nghệ thuật,…

Ưu và nhược điểm

Những ưu điểm nổi bật của blockchain phải kể đến như sau:

Công nghệ blockchain có những ưu điểm gì nổi bật?

  • Tính minh bạch và không thể thay đổi: Tất cả dữ liệu lưu trữ, xử lý trong hệ thống đều được tạo sự công khai rõ ràng, không thể thay đổi hay giả mạo được. Vì vậy, khi muốn truy xuất thông tin giao dịch thì bạn không cần phải lo ngại về sự thiếu sót của dữ liệu.
  • Độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí: Công nghệ block chain không cần có minh chứng bên trung gian và được xác minh bởi các nút phân tán nên sẽ giảm rủi ro khi giao dịch. Bên cạnh đó, việc giao dịch trực tiếp, không có bên thứ ba sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian, chi phí lại vừa giảm các lỗi trong quá trình.
  • Tính bảo mật cao: Dữ liệu được lưu trữ trên hàng ngàn thiết bị trong mạng lưới, nên việc gian lận hay thay đổi dữ liệu trong hệ thống này là điều bất khả thi bởi tính bảo mật rất cao. 
  • Giao dịch nhanh và hiệu quả hơn: Giao dịch thông qua bên thứ ba, bạn sẽ cần đợi một vài giờ để đợi xác nhận thủ công và hoàn thành. Thay vào đó, blockchain hoạt động và xử lý 24/7 nên việc giao dịch sẽ rất nhanh chóng, kể cả khi giao dịch quốc tế. 
  • Khả năng ẩn danh: Đặc tính ẩn danh người dùng, bảo vệ sự riêng tư giúp bạn có thể an toàn giao dịch mà không phải lo lắng việc lộ thông tin của mình. Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi tiến hành giao dịch nhanh gọn. 
  • Ứng dụng thực tiễn rộng rãi: Hiện nay, công nghệ block chain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như y tế, quản lý giáo dục, nông nghiệp, sản xuất, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính và ngân hàng,..

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì blockchain cũng có những nhược điểm cần khắc phục như sau: 

  • Giới hạn giao dịch: Để phê duyệt giao dịch thì block chain còn phụ thuộc mạng lưới lớn nên có giới hạn khi giao dịch. Như mỗi giây, đồng bitcoin chỉ xử lý 4.6 giao dịch.

Nhược điểm cần khắc phục của blockchain

  • Rủi ro mất chìa khóa riêng: Mỗi tài khoản blockchain đều được cấp một chìa khóa chung và một khóa mật mã riêng. Chìa khóa cá nhân này cần được bảo vệ cẩn thận để có quyền kiểm soát tài sản và thông tin. Nếu bạn làm mất khóa riêng tư này, khi tiền bị mất thì không thể can thiệp và không lấy lại được tài khoản đó. 
  • Nguy cơ hacker và hoạt động bất hợp pháp: Sự phân quyền của block chain có bổ sung quyền riêng tư, bảo mật và công nghệ còn mới nên dễ dẫn xảy ra tấn công mạng. Với đặc tính ẩn danh thì việc theo dõi các giao dịch bất hợp pháp hay không là điều khó biết.
  • Tốn kém năng lượng và kích thước lưu trữ: Việc đầu tư hệ thống máy tính hoạt động liên tục để xác minh giao dịch, dẫn đến tốn kém năng lượng điện. Bên cạnh đó, tốc độ tăng kích thước lưu trữ ngày càng lớn nên đòi hỏi tăng không gian lưu trữ của các ổ đĩa cứng lên.

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn tất tần tật về blockchain là gì một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng với thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo nhằm hỗ trợ trong kế hoạch học thêm blockchain của mình. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Aptech liền để được giải đáp nhanh nhất nhé!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96