Java là gì đã trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Được biết, đây là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, có rất nhiều lựa chọn sử dụng dù cho có không ít các ngôn ngữ lập trình khác. Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ lập trình Java, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Java là gì?

Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao, hướng đến đối tượng và giúp bảo mật vô cùng mạnh mẽ, bên cạnh đó Java còn được định nghĩa là một Platform. Nó được phát triển bởi Sun Microsystems, do James Gosling khởi xướng và được ra mắt năm 1995. Java hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như Mac, Windows và các phiên bản khác của UNIX.

Định nghĩa Java là gì?
Định nghĩa Java là gì?

Java là ngôn ngữ lập trình có mục đích, hướng đến đối tượng được phát triển trong môi trường phân tán và phát triển phần mềm. Ngôn ngữ này độc lập với nền tảng và không có giới hạn đối với bất kể phần cứng hay hệ điều hành nào cụ thể. Nó mang đến cho người dùng cơ sở để viết một lần nhưng có thể chạy ở mọi nơi.

Một số tính năng chính của Java

Không chỉ hiểu hết về khái niệm Java là gì? Tính năng của loại lập trình này cũng cần được nắm rõ, bao gồm:

  • Hướng đến đối tượng: Trong ngôn ngữ lập trình Java, tất cả đều là một Object. Java có thể mở rộng và bảo trì một cách dễ dàng bởi nó được xây dựng dựa trên mô hình của Object.
  • Nền tảng độc lập: Khi được biên dịch, Java không được biên dịch thành những ngôn ngữ trên một nền tảng cụ thể mà thay vào đó là mã byte – một nền tảng độc lập. Mã byte này sẽ được thông dịch từ máy ảo (JVM) trên nền tảng nào đó mà nó đang được chạy.
  • Đơn giản: Java được thiết kế khá đơn giản, dễ học và dễ hiểu. Chỉ cần hiểu khái niệm cơ bản về OOP Java, bạn đã có thể trở thành master về Java một cách dễ dàng.
  • Bảo mật: Tính năng an toàn của Java cho phép bạn phát triển các hệ thống không virus, không giả mạo, việc xác thực dựa trên mã hóa khóa công khai
  • Kiến trúc – trung lập: Trình biên dịch của Java sẽ tạo ra các định dạng tệp đối tượng kiến trúc trung lập, làm mã biên dịch được thực thi trên nhiều bộ vi xử lý thông qua hệ thống điều hành của Java
  • Portable: Một loại kiến trúc trung lập. phụ thuộc vào việc thực hiện, là những đặc điểm chính khi nói về Portable của Java. Các trình biên dịch tại đây được viết bằng ANSI C với ranh giới Portable gọn gàng, gọi là Subset POSIX, bạn cũng có thể mang Byte Code của Java lên bất kỳ nền tảng nào.
  • Mạnh mẽ: Java luôn nỗ lực để loại trừ các tình huống dễ bị lỗi nhất thông qua việc kiểm tra lỗi tại thời điểm biên dịch và kiểm tra lỗi tại runtime.
  • Đa luồng: Giúp tạo ra những chương trình thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ, cho phép những nhà phát triển, xây dựng ứng dụng tương tác chạy trơn tru hơn.
  • Thông dịch: Các mã byte Java được dịch trực tiếp với các máy tính gốc và không được lưu trữ ở bất kỳ đâu.
  • Hiệu năng cao: Khi sử dụng trình biên dịch Just-In-Time, Java cho phép bạn thực hiện hiệu suất nâng cao
  • Phân tán: Java được dùng để thiết kế cho môi trường phân tán của Internet
  • Năng động: Java năng động hơn C hoặc C++ vì được thiết kế với mục đích thích ứng môi trường đang phát triển. Các chương trình Java sở hữu lượng lớn thông tin tại runtime, có thể được sử dụng với mục đích xác minh hay giải quyết các vấn đề về truy cập của các đối tượng tại runtime.
Một số tính năng chính của Java
Một số tính năng chính của Java

Java được dùng để làm gì?

Được biết Java khá phổ biến và đã thống trị lĩnh vực này trong xuất thời gian qua, Java đã được dùng trong vô số các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:

  • Desktop App như media player, antivirus, acrobat reader,…
  • Irctc.co.in, Web App như javatpoint.com,…
  • Enterprise App như những ứng dụng xử lý các nghiệp vụ ngân hàng,…
  • Các thiết bị Mobile như những ứng dụng IOS hay Android.
  • Smart Card
  • Game App
  • Hệ thống nhúng
  • Robot

Java được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Sự khác biệt giữa Java và C++ là gì?

Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dựa trên ngôn ngữ C/C++, tuy nhiên Java và C++ lại có những điểm khác nhau như:

  • Java không thể nạp chồng toán tử như C++
  • C++ cung cấp những lớp mẫu còn Java thì không
  • C++ hỗ trợ con trỏ một cách rõ ràng còn Java thì không
  • Java không hỗ trợ những biến toàn cục như C++
  • Java sử dụng hàm finalize() còn C++ sử dụng hàm hủy
  • Java không có những tệp tiêu đề như C++
  • Java hỗ trợ tương tự thông qua giao diện còn C++ hỗ trợ kế thừa thông qua các lớp
  • Java không hỗ trợ các cấu trúc và liên hiệp như C++
  • C++ hỗ trợ từ khóa ảo còn Java thì không

Sự khác biệt giữa Java và C++ 

Nhìn chung, Java không chỉ mang đến những lợi ích thiết thực trong công nghệ như hiện nay. Mong rằng bài viết trên đã có thể giúp bạn hiểu hơn về ngôn ngữ lập trình Java, những ứng dụng cũng như tính năng của nó. Nếu bạn đang có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bài viết thì hãy để lại bình luận phía dưới đây để được giải đáp ngay bạn nhé.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96