Chuyển ngành đổi nghề ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều khó khăn. Với những người chuyển hướng sự nghiệp sau khi đi làm sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ.
Nội dung
Chuyển ngành đổi nghề trong thị trường kinh tế biến động
2023 được xem là một năm nền kinh tế biến động không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn Thế giới. Từ các ngành như ngân hàng, truyền thông, bất động sản cho tới công nghệ thông tin đều bị ảnh hưởng nặng nề trước làn sóng sa thải.
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và tình trạng suy thoái kinh tế đã khiến người lao động chuyển ngành đổi nghề để thích nghi với nhu cầu của thị trường. Hiện nay, ngành lập trình, trí tuệ nhân tạo ở các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất đang phát triển nhanh và có tiềm năng rất lớn trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp công nghệ hoạt động tại Việt Nam vẫn “đỏ mắt” tìm kiếm nhân sự chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, mặc dù lĩnh vực công nghệ thông tin đang trải qua làn sóng sa thải nhân sự trong những năm gần đây.
Điều gì đằng sau cơ hội chuyển ngành đổi nghề đối với người đi làm?
Chọn sai ngành không có nghĩa là đã đóng lại cánh cửa cho tương lai. Để thành công, chuyên môn chỉ chiếm khoảng 15%, còn 85% quyết định tại kinh nghiệm và trải nghiệm.
Tuy nhiên, muốn chuyển đổi ngành nghề thì cần phải học thêm nhiều, có thể học ở trường, từ những kinh nghiệm thực tế. Quan trọng hơn hết, bạn phải tận dụng mọi cơ hội để được học tập và tiếp xúc thực tiễn.
Chuyển đổi nghề nghiệp hay học thêm ngành thứ 2 sẽ mở ra cho bạn thêm vô vàn cơ hội nhưng cũng thật nhiều thách thức.
Phát triển nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường
Khi lựa chọn thay đổi ngành nghề là bạn đã có cho mình thêm một cơ hội nữa được tìm hiểu nhu cầu phát triển của thị trường và đam mê của bản thân. Bạn sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu, tiềm năng phát triển và xu hướng cho tương lai.
Rèn luyện kỹ năng mềm và tích lũy kinh nghiệm
Kiến thức đại học thường mang tính hàn lâm vì vậy khi ra trường bạn cần tích lũy rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong những môi trường khác nhau. Có những kỹ năng mà chỉ khi trải nghiệm thực tế bạn mới có thể tích lũy được, đặc biệt là kỹ năm mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian …
Bên cạnh những lợi ích thì làm việc không đúng sở trường ẩn chứa nhiều thử thách và rủi ro.
Áp lực đồng trang lứa
Một trong những khó khăn lớn nhất với các bạn chuyển đổi ngành nghề chính là áp lực đồng trang lứa. Áp lực đôi khi được thể hiện qua những lời so sánh, những câu nói vô thưởng vô phạt và từ những người không tin tưởng quyết định của bạn. Nếu bạn không đủ quyết tâm sẽ dễ nản lòng.
Thiếu kiến thức nền tảng
Hạn chế của việc chuyển ngành đổi nghề là thiếu kiến thức nền tảng. Người mới đổi nghề sẽ mang tâm lý chán nản khi phải tiếp xúc với nhiều điều mới. Cũng vì lý do đó, hiệu quả công việc trong giai đoạn đầu cũng khó đạt được như mong đợi.
Xu hướng nghề nghiệp năm 2024 người đi làm nên nắm
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, đây được xem là “thế hệ số”. Sau đây là một số ngành nghề có thể trở thành xu hướng nghề nghiệp trong tương lai:
Chăm sóc sức khỏe và y tế
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, các nghề liên quan đến y tế như bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế công cộng được xem là các lĩnh vực quan trọng.
Một số trường đào tạo lĩnh vực này như: Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội …
Digital Marketing
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Digital Marketing trở thành kênh bán hàng không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo một số trường như: Đại học Kinh Tế HCM, Đại học Tài chính Marketing (HCM), Đại học Kinh Tế Quốc Dân (Hà Nội),…
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được xem là một trong những ngành hot trong tương lai. Với nhiều cơ hội việc làm và khả năng phát triển rộng mở.
Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh … là các trường bạn có thể tham khảo nếu muốn theo học ngành này.
Công nghệ thông tin
Dẫn đầu trong top các ngành nghề xu hướng 2024 không thể không nhắc tới ngành Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã mang lại những khởi sắc cho doanh nghiệp, từ cách thức hoạt động đến những thói quen hàng ngày, đồng thời mở ra hướng đi mới cho sự sáng tạo và phát triển
Nhiều người sau khi đi làm nhìn thấy được tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành CNTT đã tìm đến chuyên ngành Lập trình vì đây là nền tảng để phát triển sang các mảng khác của CNTT như AI, Robot, Blockchain …
Các trường đào tạo ngành CNTT bạn có thể tham khảo: Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa, Hệ thống đào tạo FPT Aptech, …
Học thêm ngành mới, người đi làm lựa chọn rút ngắn thời gian đào tạo
Thay vì phải tốn thêm 4 năm học đại học cho một ngành nghề mới, bạn có thể lựa chọn những trung tâm hoặc trường đào tạo uy tín với thời gian đào tạo ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo về kiến thức và bằng cấp.
Ưu tiên học sâu về thực hành và đúng trọng tâm vì đặc thù người đi làm không có nhiều thời gian cũng như khó đầu tư khoản tài chính quá cao cho một ngành nghề mới.
Quyết định chuyển ngành đổi nghề hay học thêm một nghề mới là vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ và hiểu rõ đam mê của mình cũng như nhu cầu của thị trường trong 5 đến 10 năm nữa để đảm bảo tài chính và cũng như con đường học tập không bị gian dở.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các gói học bổng của trường, trung tâm để “nhẹ gánh” tài chính.
>> Tìm hiểu học bổng ngành CNTT “Tập Làm Dev” TẠI ĐÂY!
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |