Các toán tử được dùng để thực hiện các hoạt động trên bất kỳ các dữ liệu nhất định được lưu trữ bên trong các biến. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn toán tử trong Python là gì và các loại toán tử trong Python. Theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về toán tử trong trong Python bạn nhé!

Tham gia sự kiện: FPT Aptech mở lớp học Lập trình Python miễn phí!

Toán tử trong Python là gì?

Toán tử là các biểu tượng cụ thể được thực hiện ở một số hoạt động trên một giá trị và cho ra một kết quả khác. Ví dụ biểu thức 3 + 5 = 8 thì trong đó 3 và 5 được gọi là các toán hạng và dấu “+” được gọi là toán tử. 

Toán tử trong Python
Toán tử trong Python

Một số loại toán tử trong Python

Python hỗ trợ một số loại toán tử như sau:

Toán tử số học

Giả sử a= 10, b=20 ta có:

Toán tửMiêu tả
//Thực hiện phép chia, tròng đó kết quả là những thương số  sau khi đã xóa các chữ số sau dấu phẩy
+Phép cộng
Phép trừ
*Phép nhân
phép chia
%Phép chia lấy phần dư
**Phép lấy số mũ (ví dụ 2**3 cho kết quả bằng 8)

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho các toán tử trong Python

>>> 15+20

35

>>> 20-15

5

>>> 10*3

30

>>> 15/3

5

>>> 10%3

1

>>> 2**3

8

>>> 10//3

3

>>>….

Toán tử quan hệ 

Python hỗ trợ những toán tử quan hệ sau:

Toán tửMiêu tả
<Nhỏ hơn. Nếu giá trị của toán hạng trái nhỏ hơn giá trị toán hạng phải, thì điều kiện trở thành true
>Lớn hơn
<=Nhỏ hơn hoặc bằng
>=Lớn hơn hoặc bằng
==Bằng
!=Không bằng
<>Giống với != (không bằng)

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho những toán tử quan hệ trong Python:

>>> 10<20

True

>>> 10>20

False

>>> 10<=10

True

>>> 20>=15

True

>>> 5==6

False

>>> 5!=6

True

>>> 10<>2

True

>>…..

Có thể bạn quan tâm:

Toán tử gán

Python hỗ trợ những loại toán tử gán sau đây:

Toán tửMiêu tả
Phép gán
/=Chia toán hạng trái cho toán hạng phải rồi gán kết quả cho toán hạng trái
+=Cộng và gán
-=Trừ và gán
*=Nhân và gán
%=Chia lấy phần dư và gán
**=Lấy số mũ và gán
//=Thực hiện phép chia// và gán

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho những toán tử gán trong Python:

>>> c=10

>>> c

10

>>> c+=5

>>> c

15

>>> c-=5

>>> c

10

>>> c*=2

>>> c

20

>>> c/=2

>>> c

Toán tử gán
Toán tử gán

Toán tử logic

Python hỗ trợ những toán tử logic như sau:

Toán tửMiêu tả
andPhép và. Nếu cả 2 điều kiện đều true thì kết quả sẽ là true
orPhép hoặc. Nếu một trong 2 điều kiện là true thì kết quả là true
notPhép phủ định. Được dùng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạng

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho các toán tử logic của Python:

a=5>4 and 3>2

print a

b=5>4 or 3<2

print b

c=not(5>4)

print c

Kết quả sẽ là:

>>>

True

True

False

>>>

Toán tử thao tác bit

Toán tử thao tác bit làm việc trên các bit và được thực hiện các hoạt động theo từng bit. Giả sử a = 60 và b = 13 thì định dạng nhị phân của chúng sẽ lần lượt là: a = 0011 1100 và b = 0000 1101.

Python hỗ trợ những toán tử thao tác bit như sau:

Toán tửMiêu tả
&Sao chép những bit tới kết quả nếu bit tồn tại trong cả 2 toán hạng
|Sao chép bit kết quả nếu bit này tồn tại trong bất kỳ toán hạng nào
^Sao chép bit nếu có được set chỉ trong một số toán hạng
~Đây là toán tử một ngôi, đưowjc dùng để đảo ngược bit
<<Toán tử dịch trái nhị phân, giá trị của hạng trái được dịch sang trái một số lượng bit đã được xác định bởi toán hạng phải
>>Toán tử dịch phải nhị phân, giá trị của toán hạn trái được dịch sang phải với một số lượng bit đã được xác định bởi toán hạng phải

Dưới đây là một số ví dụ về toán tử thao tác bit trong Python:

a = 50            # 50 = 0011 1100 

b = 12            # 12 = 0000 1101 

c = 0

c = a & b;        # 13 = 0000 1100

print “Dong 1 – Gia tri cua c la “, c

c = a | b;        # 51 = 0011 1101 

print “Dong 2 – Gia tri cua c la “, c

c = a ^ b;        # 39 = 0011 0001

print “Dong 3 – Gia tri cua c la “, c

c = ~a;           # -51 = 1100 0011

print “Dong 4 – Gia tri cua c la “, c

c = a << 2;       # 230 = 1111 0000

print “Dong 5 – Gia tri cua c la “, c

c = a >> 2;       # 5 = 0000 1111

print “Dong 6 – Gia tri cua c la “, c

Toán tử membership 

Toán tử membership trong Python giúp kiểm tra xem biến này có nằm trong dãy hay không. Có 2 toán tử membership trong Python đó là:

Toán tửMiêu tả
inTrả về true nếu biến nằm trong dãy các biến, nếu không là false
not inTrả về true nếu biến không nằm trong dãy các biến, nếu không là false

Dưới đây là một số ví dụ minh họa của toán tử membership của Python:

a=10

b=20

list=[10,20,30,40,50];

if (a in list):

    print “a la trong list da cho”

else:

    print “a la khong trong list da cho”

if(b not in list):

    print “b la khong trong list da cho”

else:

    print “b la trong list da cho”

Kết quả có được là:

>>>

a la trong list da cho

b la trong list da cho

>>>

Toán tử identify 

Toán tử identify so sánh những vị trí ô nhớ của 2 đối tượng. Python có 2 toán tử identify đó chính là:

Toán tửMiêu tả
isTrả về true nếu như các biến ở 2 bên toán tử cùng trỏ về 1 đối tượng nếu không là false
is notTrả về false nếu các biến ở 2 bên toán tử cùng trở về đối tượng nếu không là true

Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho các toán tử identify của Python:

a=20

b=20

if( a is b):

    print  ?a,b co cung identity?

else:

    print ?a, b la khac nhau?

b=10

if( a is not b):

    print  ?a,b co identity khac nhau?

else:

    print ?a,b co cung identity?

Kết quả nhận được là:

>>>

a,b co cung identity

a,b co identity khac nhau

>>>

Thứ tự được ưu tiên của các toán tử

Bạn cần phải chú ý thứ tự được ưu tiên của các toán tử để mang đến một kết quả như mong muốn trong quá trình làm việc. Dưới đây là bảng liệt kê tất cả các toán tử trong Python với thứ tự được ưu tiên từ cao xuống thấp.

Toán tửMiêu tả
**Toán tử dạng mũ
~ + –Phần bù, phép cộng và phép trừ một ngôi ( với các tên phương thức lần lượt là +@ và -@) 
* / % //Phép nhân, chia lấy phần dư à phép chia//
+ –Phép cộng, phép trừ
>> <<Dịch bit phải và dịch bit trái
&Phép và
^ |Phép XOR, OR
<= < > >=Các toán tử so sánh
<> == !=Các toán tử so sánh bằng
= %= /= //= -= += *= **=Các toán tử gán
is is notCác toán tử Identity
in not inCác toán tử Membership
not or andCác toán tử logic

Trên đây là một số thông tin về toán tử trong Python mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có thể hiểu căn bản về toán tử trong Python. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay những thắc mắc gì liên quan đến bài viết nhé! Cảm ơn đã dõi theo bài viết của chúng tôi.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96