11 Tại sao lập trình viên full stack trở thành xu hướng hiện nay?

Hiện nay nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin mà lập trình viên đã và đang là công việc vô cùng hot được nhiều người lựa chọn bởi mức lương cao cùng rất nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập chung chuyên sâu vào một mảng lĩnh vực cụ thể, xu hướng lập trình viên full stack đã và đang được rất nhiều người xem như mục tiêu để học tập và rèn luyện. Trong bài viết dưới đây hãy cùng FPT Aptech tìm hiểu lập trình viên full stack là gì? Và lý do khiến nghề này trở thành xu hướng tất yếu. 

1. Lập trình viên full stack là gì?

Lập trình viên full stack dùng để chỉ những người có thể làm gần như bất cứ phần việc nào trong hệ thống, từ code chức năng cho đến xây giao diện. Họ cũng là những người có khả năng lập trình front end và back end. Những lập trình viên full stack cũng là những người hiểu và nắm được gần như tất cả các kiến thức chuyên ngành về lập trình nói chung thay vì chỉ chuyên sâu vào bất cứ một mảng nào của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thông thường các lập trình viên full stack vẫn sẽ có một mảng mà họ nắm rõ nhất làm thế mạnh riêng cho mình.

Lập trình viên full stack là gì?
Lập trình viên full stack là gì?

Nếu các lập trình viên chuyên sâu về một mảng là một chiếc cờ lê chỉ mở được những con ốc với kích thước nhất định thì các lập trình viên full stack lại là những bộ dụng cụ đa năng. Họ có thể đến bất cứ doanh nghiệp và làm việc trong bất cứ vị trí nào mà bộ máy cần. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là kiến thức mà lập trình viên full stack phải dung nạp là rất lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.

2. Tại sao lập trình viên full stack lại là xu hướng hiện nay?

Như đã nói qua ở trên, một lập trình viên full stack có thể làm việc ở bất cứ doanh nghiệp nào, trong mọi vị trí mà tổ chức cần. Do đó, cơ hội việc làm của họ sẽ được mở rộng hơn rất nhiều. Không chỉ là với các doanh nghiệp trong nước, lập trình viên full stack có thể làm việc cả với doanh nghiệp nước ngoài với mức lương rất cao và thời gian linh động hơn nhiều. 

Các công ty rất ưu ái và quan tâm với những lập trình viên full stack bởi năng lực và kiến thức rộng
Các công ty rất ưu ái và quan tâm với những lập trình viên full stack bởi năng lực và kiến thức rộng

Trở thành một lập trình viên full stack cũng đồng nghĩa với việc các hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn sẽ rộng mở hơn. Nếu bạn chỉ chú tâm vào một nhánh nhỏ nhất định, định hướng phát triển của bạn sẽ bị bó hẹp vào trong một lối mòn mà nhiều người đã đi. Ví dụ như một lập trình viên website và không có phát triển thêm mảng nào, con đường sự nghiệp sẽ gần như cố định ở một lập trình viên rồi thành leader team, quản lý… cho riêng các đội nhóm về website. Trong khi đó, một lập trình viên full stack có thể bao quát được toàn bộ các công việc liên quan đến công nghệ thông tin. Từ xử lý lỗi phần mềm, quản lý đội nhóm, xét duyệt các chức năng… Thậm chí đến một độ nhất định, các lập trình viên full stack hoàn toàn có thể phát triển những startup công nghệ mới với đội nhóm của mình. 

Các lập trình viên full stack khi mới bắt đầu đi tìm kiếm việc làm cũng rất được các doanh nghiệp ưu ái hơn bởi tính đa dụng trong bộ máy nhân sự. Họ cũng có thể nhanh chóng tiến lên mức quản lý với những kiến thức rộng có thể bao quát công việc của các team cùng lúc. Nhìn chung, lập trình viên full stack sở hữu những tiềm năng phát triển và thăng tiến nhanh và đa dạng hơn so với những lập trình viên chuyên sâu 1 lĩnh vực.

3. Những kiến thức cần học để trở thành một lập trình viên full stack?

Các kiến thức mà một lập trình viên full stack hay lập trình game cần phải học thực sự là rất nhiều và hầu như không có giới hạn với những công nghệ đổi mới theo từng ngày. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu trên con đường trở thành lập trình viên full stack, bạn sẽ cần nắm tối thiểu những kiến thức sau:

  • Nắm vững các ngôn ngữ lập trình

Sử dụng đa dạng ngôn ngữ lập trình là yếu tố tiên quyết cho một lập trình viên full stack
Sử dụng đa dạng ngôn ngữ lập trình là yếu tố tiên quyết cho một lập trình viên full stack

Các ngôn ngữ lập trình là những kiến thức đầu tiên mà bất cứ lập trình viên nào cũng cần phải học và tìm hiểu. Khác với những lập trình viên chỉ tập trung vào một lĩnh vực, lập trình viên full stack sẽ cần phải nắm nhiều ngôn ngữ lập trình hơn để phục vụ cho từng công việc mà họ phụ trách. Bạn sẽ cần phải nắm rõ các khái niệm về cú pháp, cách sử dụng, câu lệnh, hàm, các chức năng… của ngôn ngữ lập trình mà mình học để có thể sử dụng và lập trình một cách chính xác. Các ngôn ngữ thường được chọn là Java, Python, HTML & CSS, PHP,….

  • Các Framework

Framework là công cụ để hỗ trợ cho các lập trình viên có thể làm việc nhanh hơn với cấu trúc chương trình gọn gàng hơn. Framework bao hàm các công cụ và thư viện khác nhau, cho phép lập trình viên dễ dàng sử dụng những thư viện đã có sẵn và không cần phải bắt đầu mọi thứ từ đầu. Cũng chính vì vậy, mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có 1 hoặc nhiều Framework khác nhau để cho bạn lựa chọn học. 

  • Front end

Front end là tất cả những gì liên quan đến trải nghiệm của người dùng khi tiếp xúc với trang web. Các kiến thức Front end không đơn thuần chỉ mang tính kỹ thuật, lập trình mà còn bao hàm cả những kiến thức về giao diện người dùng, các yếu tố màu sắc, hình ảnh trong thiết kế… Tất cả nhằm tạo nên một sự thân thiện và gần gũi với người dùng nhất có thể. 

  • Back end

Back end và Front end luôn là 2 yếu tố đi xong hành với nhau và không thể tách rời. Nếu Front end đóng vai trò như lớp da của cơ thể thì Back end lại lại là khung xương để xây dựng và tạo chức năng cho website. Nếu chỉ có 1 trong hai sẽ không thể tạo thành được một website hoàn chỉnh với khả năng vận hành trong thực tế. Khác với Front end, Back end thiên hẳn về các thuật toán, câu lệnh và không đòi hỏi nhiều yếu tố thiết kế.

  • Database và cache

Cache cho phép lưu các dữ liệu thường dùng để giúp mọi thứ trở nên mượt và nhanh hơn.
Cache cho phép lưu các dữ liệu thường dùng để giúp mọi thứ trở nên mượt và nhanh hơn.

Mọi chiến dịch đều sẽ sản sinh ra dữ liệu và đó chính là Database của doanh nghiệp. Database chính là những tài sản quý báu của doanh nghiệp và việc quản lý chúng thuộc về trách nhiệm của các lập trình viên. Việc quản lý Database yêu cầu bạn phải quản trị được dữ liệu và sử dụng thành thạo các câu lệnh tương tác với kho dữ liệu. 

Bên cạnh đó, cache sẽ được sử dụng khi dữ liệu ngày càng nhiều và cần đến những truy xuất nhanh chóng. Nó là những bộ nhớ đệm để giúp giảm bớt dữ liệu cần phải truy xuất từ Database và giúp trải nghiệm của người dùng nhanh chóng và mượt mà hơn.

  • Kỹ năng thiết kế

Bên cạnh front-end, các kỹ năng thiết kế cũng vô cùng quan trọng để có thể giúp cho trải nghiệm của người dùng được tốt hơn. Mặc dù không liên quan nhiều đến các dòng lệnh hay kiến thức lập trình, tuy nhiên kỹ năng thiết kế là những kiến thức cần thiết để có thể làm người dùng cảm thấy hài lòng hơn khi sử dụng các ứng dụng, website của bạn bởi sự bắt mắt và sự tiện lợi. Bạn sẽ cần phải nắm những kiến thức như Prototype design, UI design, UX design…

Nhìn chung lại, có thể thấy việc trở thành lập trình viên full stack là rất phù hợp với xu hướng hiện nay, khi mà mọi lập trình viên đều phải làm các công việc có liên quan tới nhiều mảng khác nhau. Nó cũng góp phần mang tới cơ hội việc làm hấp dẫn hơn, tuy nhiên con đường học tập và phấn đấu cũng gian nan và phức tạp hơn, đòi hỏi một lộ trình rõ ràng và quyết tâm cao.

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96