Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Java là điều quan trọng giúp các lập trình viên Java có thể tiến hành công việc hiệu quả. Vậy cụ thể những dữ liệu này là gì?

Nắm được các kiểu dữ liệu trong Java sẽ giúp các lập trình viên Java có được hiệu quả làm việc tốt hơn. Đây là ngôn ngữ lập trình có sức hút rất mạnh mẽ hiện nay. FPT Aptech sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết sau.

Java là gì?

Muốn biết các kiểu dữ liệu trong Java thì bạn phải hiểu được Java là gì? Đây thực chất là một ngôn ngữ lập trình có hướng đối tượng và nó dựa trên các lớp. Ban đầu, java được phát triển bởi Sun Microsystems của James Gosling và năm 1995. Nó được thiết kế cho mục đích biên dịch mã nguồn trở thành bytecode, bytecode và được đưa vào môi trường ứng dụng thực thi để chạy.

Ngôn ngữ lập trình Java được đánh giá cao về tiềm năng trong cuộc sống hiện đại
Ngôn ngữ lập trình Java được đánh giá cao về tiềm năng trong cuộc sống hiện đại

Java có đặc điểm gì?

Các kiểu dữ liệu trong Java sẽ có những đặc điểm riêng, khác với những ngôn ngữ lập trình thông thường khác. Đó chính là;

  • Hướng đối tượng: Ở ngôn ngữ này, mọi thứ đều sẽ là 1 Object. Chính đặc điểm này mà Java hoàn toàn có khả năng mở rộng hay bảo trì một cách dễ dàng.
  • Đơn giản: Chỉ cần nắm được khái niệm về lập trình hướng đối tượng OOP Java thì việc học tập và trở thành 1 master Java là điều không hề khó.
  • Nền tảng độc lập: Java không biên dịch để trở thành ngôn ngữ máy với nền tảng cụ thể mà thay vào đó là nền tảng độc lập với mã byte. Đây là mã được thông dịch bởi máy ảo của nền tảng mà ngôn ngữ này chạy.
  • Bảo mật cao: Java có thể phát triển ở các hệ thống không có sự giả mạo hay virus. Ngôn ngữ này có các kỹ thuật dùng để xác thực được dựa trên mã hóa công khai.
  • Trung lập: Mã biên dịch của Java có thể thực thi được ở nhiều bộ vi xử lý khác nhau.
  • Mạnh mẽ: Có khả năng kiểm tra lỗi ỡ runtime và thời gian biên dịch để loại bỏ các tình huống sự cố.
  • Hiệu năng cao: Java ứng dụng  trình biên dịch mang tên Just-In-Time. Vì vậy, hiệu năng của ngôn ngữ lập trình này rất cao.
  • Phân tán: Ngôn ngữ lập trình này thiết kế dùng cho môi trường có sự phân tán internet.
  • Thông dịch: Mã byte của Java có thể được dịch trực tiếp tới máy tính gốc mà không cần lưu trữ.
Rất nhiều đặc điểm nổi bật về Java được ứng dụng vào thực tế
Rất nhiều đặc điểm nổi bật về Java được ứng dụng vào thực tế

Kiểu dữ liệu Java là gì?

Các kiểu dữ liệu trong java là tập hợp những nhóm dữ liệu với các đặc tính giống nhau. Đồng thời, những dữ liệu này cũng có cách lưu trữ và xử lý như nhau. Nhờ có kiểu dữ liệu mà compiler có thể nhận diện kích thước của biến cũng như hiệu quả lưu trữ của biến.

Việc sử dụng kiểu dữ liệu trong java giúp hệ điều hành cấp bộ nhớ và từ đó sẽ quyết định dữ liệu nào có thể lưu trữ ở trong bộ nhớ đó. Ví dụ như: biến có kiểu số thức, số nguyên hay ký tự thì hệ điều hành sẽ căn cứ vào đó để xác định vị trí phù hợp để lưu vùng giá trị đó.

Phân loại các kiểu dữ liệu trong Java

Hiện nay, các kiểu dữ liệu trong java được chia thành 2 loại gồm: dữ liệu đối tượng và dữ liệu nguyên thủy. Mỗi loại dữ liệu khác nhau sẽ có các kiểu dữ liệu tương ứng. Cụ thể như sau:

Kiểu dữ liệu đối tượng

Trong ngôn ngữ lập trình Java sẽ có 3 kiểu dữ liệu đối tượng phổ biến. Đó chính là:

  • Array: Đây là mảng các dữ liệu có cùng một  kiểu.
  • Class: Dữ liệu này có kiểu lớp đối tượng được định nghĩa bởi người dùng. Bên trong nó sẽ chứa tập hợp các thuộc tính cũng như phương thức..
  • Interface: Dữ liệu này thuộc kiểu lớp giao tiếp được định nghĩa bởi người dùng và chứa các phương thức giao tiếp.
Các kiểu dữ liệu đối tượng trong ngôn ngữ lập trình Java
Các kiểu dữ liệu đối tượng trong ngôn ngữ lập trình Java

Kiểu dữ liệu nguyên thủy trong java

Nói đến kiểu dữ liệu trong Java thì 8 kiểu dữ liệu nguyên thủy dưới đây là sự lựa chọn được ứng dụng rất phổ biến. Cụ thể như:

Các dữ liệu Java nguyên thủy được dùng rất phổ biến trong các lập trình
Các dữ liệu Java nguyên thủy được dùng rất phổ biến trong các lập trình
  • Byte: Dữ liệu này được sử dụng để lưu đối với kiểu dữ liệu số nguyên với kích thước một byte (hay còn d8 bít). Phạm vi biểu diễn giá trị biểu diễn của Byte sẽ từ từ -128 đến 127. Ngoài ra, giá trị mặc định của byte là 0.
  • Char: Dữ liệu này được sử dụng cho việc lưu dữ liệu với kiểu kí tự hay kiểu số nguyên không âm với kích thước là  2 byte (16 bít). Theo đó, phạm vi biểu diễn của Char có giá trị từ 0 đến u\ffff. Đồng thời, kiểu dữ liệu này sẽ có giá trị mặc định bằng 0.
  • Boolean: Kiểu dữ liệu trong Java này dùng cho việc lưu dữ liệu có hai trạng thái là đúng hoặc sai. Nó có độ lớn duy nhất 1 bít. Phạm vi biểu diễn của kiểu dữ liệu Boolean có giá trị là {“True”, “False”}. Ngoài ra, giá trị mặc định của Boolean là False.
  • Short: Dùng cho việc lưu dữ liệu kiểu số nguyên. Ngoài ra, Short còn được biết với kích cỡ 2 byte (16 bít). Theo đó, phạm vi biểu diễn của Short có giá trị dao động từ – 32768 đến 32767. Đồng thời, 0 chính là giá trị mặc định của Short.
  • Int: Dữ liệu java này được dùng nhiều để ưu dữ liệu với  kiểu số nguyên. Int có kích cỡ 4 byte (32 bít) với phạm vi biểu diễn của dữ liệu có giá trị tối thiểu là -2,147,483,648 và tối đa 2,147,483,647. Giá trị mặc định của Int là 0.
  • Long: Dữ liệu Long được thiết kế để lưu dữ liệu được thiết kế với kiểu số nguyên. Ngoài ra, kích thước của dữ liệu Long có thể lên đến 8 byte với giá trị mặc định là 0.
  • Float: Dùng nhiều trong việc lưu dữ liệu với kiểu số thực.  Dữ liệu Float có kích cỡ 4 byte (32 bít) được biết đến với giá trị mặc định 0.0F.
  • Double: Đây là dữ liệu được sử dụng để lưu dữ liệu có kiểu số thực. Double có kích thước đạt đến 8 byte. Giá trị mặc định Double có là 0.00D.

Các ứng dụng phổ biến của kiểu dữ liệu trong Java

Các kiểu dữ liệu trong java sẽ được ứng dụng nhiều ở đâu? Đây là điều lý giải cho độ Hot của ngôn ngữ lập trình này. Hiện nay, Java được biết đến với rất nhiều ứng dụng trong thực tế hiện đại. Có thể kể đến như:

Các kiểu dữ liệu trong java được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực hiện đại
Các kiểu dữ liệu trong java được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực hiện đại
  • Android: Hệ điều hành này là nơi mà ngôn ngữ lập trình Java được sử dụng nhiều nhất. Ví như: Android API hay Android API …
  • Dịch vụ tài chính: Các máy chủ của dịch vụ tài chính có sự tham gia rất quan trọng của Java. Các kiểu dữ liệu trong java được dùng để cho các hệ thống về giao dịch điện tử, xử lý dữ liệu tài chính hay xác nhận và kiểm toán.
  • Website: Các sàn thương mại điện tử và website cũng được ứng dụng nhiều dữ liệu Java để tạo Spring MVC, Struts 2.0 hay những những framework
  • Thương mại: Rất nhiều ứng dụng thương mại có sự tham gia của các dữ liệu Java để mang đến hiệu quả kết nối tối ưu nhất.
  • J2ME: Mặc dù, J2ME hiện không còn phổ biến vì sự ra đời của IOS và Android. Nhưng không thể phủ nhận là trong nền tảng của J2ME vẫn có ứng dụng của dữ liệu Java với các hiệu năng rất vượt trội.
  • Big Data: Dù là theo cách này nay cách khác thì Java vẫn được dùng trong các công nghệ Big Data để tạo nên hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Có thể thấy, việc ứng dụng các kiểu dữ liệu trong java đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nắm được ngôn ngữ lập trình này sẽ mở ra cho bạn cơ hội làm việc, phát triển năng lực tối ưu nhất. Đó là lý do bạn nên đến ngay FPT Aptech để được hỗ trợ đào tạo với các khóa học chuyên nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu về công nghệ.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96