Được biết công nghệ thông tin là một trong những ngành có nhiều chuyên ngành nhất, bao gồm các ngành như hệ thống thông tin, an ninh mạng, kỹ sư phần mềm, khoa học máy tính, kỹ thuật máy,… Dù theo học chuyên ngành nào thì khả năng sáng tạo và tư duy kỹ thuật cũng luôn luôn được chú trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nên chọn ngành gì trong lĩnh vực công nghệ qua bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin còn được gọi với cái tên khác trong tiếng anh là Information Technology hay IT. Hiện nay, thời đại phát triển của kỹ thuật số nên lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vô cùng rộng lớn vì công nghệ cải tiến không ngừng.

Đây được xem là một trong những ngành thiên về sử dụng máy tính, khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp cùng hệ thống mạng internet để thực hiện các công việc như thu thập, xử lý, bảo vệ, trao đổi và lưu trữ các dữ liệu thông tin mạng.

Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin cần được đào tạo để áp dụng các tài nguyên thông tin, sử dụng linh hoạt các kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ cho các công ty trong việc vận hành hoạt động kinh doanh.

Sơ lược về ngành công nghệ thông tin
Sơ lược về ngành công nghệ thông tin

Nên chọn ngành gì trong lĩnh vực công nghệ để dễ xin việc

Tham khảo một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ dễ xin việc ngay sau đây:

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm hay còn được gọi với cái tên khác là kỹ thuật phần mềm. Đây là ngành chuyên đào tạo những môn học để cung cấp các kiến thức về thử nghiệm, phát triển phần mềm, kiểm tra và vận hành, phát hiện và khắc phục các lỗi do các phần mềm máy tính, thiết bị di động.

Các sinh viên sau khi ra trường với tấm bằng chuyên ngành kỹ thuật phần mềm có thể tham một số vị trí việc làm dành cho sinh viên cử nhân ngành công nghệ phần mềm:

  • Nhân viên IT
  • Nhân viên bảo trì phần mềm
  • Kỹ sư hệ thống
  • Lập trình viên: lập trình web, game, ứng dụng,…
  • Kỹ sư phần mềm
  • Nhân viên triển khai phần mềm
  • Tester ( nhân viên kiểm thử phần mềm)
  • Kỹ thuật viên mạng máy tính
  • Nhân viên kinh doanh phần mềm
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm

Khoa học máy tính

Có thể nói, khoa học máy tính là chuyên ngành được nhiều người lựa chọn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây thường là chuyên ngành chỉ có ở đào tạo sinh viên đại học và sau đại học.

Những kiến thức về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, cấu trúc máy tính,… sẽ được chương trình đào tạo đầy đủ cả về mặt lý thuyết cả về thực hành cho sinh viên. Tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngày càng rộng mở với những vị trí việc làm hấp dẫn như:

Kỹ thuật máy tính

Nên chọn ngành gì trong lĩnh vực công nghệ thông tin? Kỹ thuật máy tính được xem là một trong những chuyên ngành khá thú vị của lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chuyên ngành này, các kiến thức về kỹ thuật phần cứng và phần mềm, thiết kế hệ thống mạch điện đơn giản, thiết kế để những bộ vi xử lý phức tạp, thiết kế cơ sở hạ tầng thông tin, an toàn dữ liệu đều được nhà trường đào tạo đầy đủ.

Dưới đây là danh sách các vị trí làm việc dành cho sinh viên mới ra trường ngành kỹ thuật máy tính mà bạn có thể tham khảo.

  • Kỹ sư thiết kế
  • Kỹ thuật viên
  • Kỹ sư lập trình ứng dụng
  • Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng
  • Kỹ sư quản trị hệ thống máy tính
  • Nghiên cứu và giảng dạy

Trí tuệ nhân tạo và robotics

Thông thường, chuyên ngành khoa học máy tính sẽ được góp chung với trí tuệ nhân tạo và robotics. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ gần đây của trí tuệ nhân tạo và Robotics nên cả 2 chuyên ngành này đã được tách rời.

Có thể chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và Robotics ở Việt Nam chưa được phát triển mạnh mẽ như ở nhiều quốc gia sở hữu nền khoa học kỹ thuật hiện đại khác, nhưng nếu được lựa chọn thì chuyên ngành này là một chuyên ngành tiềm năng và đáng để bạn cân nhắc.

Chương trình đào tạo của chuyên ngành này mang đến cho sinh viên những kỹ năng chuyên môn cũng như kiến thức để có thể áp dụng chế tạo ra các máy móc tự động hóa phục vụ nhiều khía cạnh trong cuộc sống của con người.

Dưới đây là những vị trí làm việc mà một sinh viên theo học ngành trí tuệ nhân tạo và robotics có thể có cơ hội thử sức:

  • Chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào phần mềm
  • Kỹ sư mạng máy tính
  • Chuyên viên về mảng Big Data
  • Chuyên gia nghiên cứu AI
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa và robot
Trí tuệ nhân tạo và robotics
Trí tuệ nhân tạo và robotics

Mạng máy tính và truyền thông

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một chuyên ngành nhỏ của công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo của chuyên ngành sẽ cung cấp cho sinh viên khả năng thiết kế, xây dựng quản trị hệ thống mạng máy tính,…

Theo học chuyên ngành, sinh viên có thể có cơ hội thử sức trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số những vị trí việc làm mà các ứng viên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể tham khảo.

  • Kỹ sư mạng máy tính
  • Nhân viên IT
  • Nhân viên quản trị mạng
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư thống kế
  • Kỹ sư an ninh mạng
  • Nghiên cứu và giảng dạy

An toàn thông tin

Để trả lời cho câu hỏi nên chọn ngành gì trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì chuyên ngành an toàn thông tin hay còn gọi là an ninh mạng sẽ là một chuyên ngành rất đáng để các bạn sinh viên có thể theo học.

An ninh mạng được xem là chuyên ngành có cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như mức thu nhập có thể xem là hấp dẫn. Công việc chính của nhân viên an ninh mạng đó là phân tích dữ liệu, phòng ngừa và bảo vệ hệ thống thông tin mạng, cũng như chống lại sự xâm nhập của các tin tặc hay hacker.

Dưới đây là một số vị trí việc làm dành cho sinh viên ngành an ninh mạng:

  • Chuyên viên an toàn thông tin.
  • Kỹ sư an ninh mạng.
  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu.
  • Chuyên viên quản trị an ninh mạng.
  • Chuyên viên điều tra tội phạm mạng.
  • Lập trình viên ứng dụng, website, phần mềm.
An toàn thông tin
An toàn thông tin

Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống quản lý thông tin là chuyên ngành chủ yếu đào tạo các kiến thức, kỹ năng về xử lý, thu thập, phân phối, lưu trữ thông tin và dữ liệu. Mục đích của ngành này đó là tìm ra các phương pháp quản lý cho các lĩnh vực kinh doanh chính trị và xã hội.

Đây là chuyên ngành có sức hấp dẫn không hề nhỏ. Dưới đây là một số vị trí làm việc ngành quản lý thông tin bạn có thể tham khảo:

  • Nhân viên quản trị mạng
  • Nhân viên IT
  • Quản trị viên hệ thống thông tin
  • Kỹ sư hệ thống
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư thiết kế
  • IT Helpdesk
  • Nghiên cứu và giảng dạy

Nên chọn ngành nào trong lĩnh vực công nghệ

Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin không ngừng phát triển, như cầu nhân lực cho ngành này tại Việt Nam cũng được dự đoán là sẽ liên tục tăng trong vài năm tới.

Dự kiến nhân lực sẽ tăng lên khoảng 30000 người mỗi năm. Trong thời đại này, khi mà nhiều lĩnh vực bị tác động tiêu cực thì sự phát triển của ngành công nghệ thông tin vẫn đạt mức ấn tượng và nằm trong những ngành hot và dễ xin việc nhất. Đây chính là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất cho sự phát triển tiềm năng của ngành công nghệ thông tin.

Nên chọn ngành nào trong lĩnh vực công nghệ
Nên chọn ngành nào trong lĩnh vực công nghệ

Dù theo học chuyên ngành nào thì lĩnh vực này, sinh viên cũng cần có đam mê và sự cố gắng trau dồi về mặt kiến thức cũng như kỹ năng về máy tính.

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp và giải thích các thông tin liên quan đến ngành công nghệ thông tin cũng như nên chọn ngành gì trong lĩnh vực công nghệ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96